Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị căn bệnh ung thư dạ dày cho những trường hợp bệnh nặng. Chính vì đặc điểm của phương pháp này là dạ dày sẽ bị cắt đi, do vậy có nhiều người băn khoăn không biết thức ăn mà người bệnh ăn vào sẽ được trữ ở đâu và nên dùng các loại thức ăn nào cho tốt đối với những trường hợp này. Để giải đáp được những thắc mắc này, mời các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.
1. Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn cả ở các nước khác trên thế giới. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 15.000 trường hợp được phát hiện bị ung thư dạ dày và có khoảng 11.000 ca tử vong do bệnh này.
Đây là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra mà chủ yếu là do các bệnh về dạ dày như viêm loét da dày, đau dạ dày… khi không được điều trị kịp thời gây nên. Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau rát và dữ dội vùng thượng vị, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen…những triệu chứng rất dễ nhận biết vì vậy khi xuất hiện dấu hiệu lạ bạn nên đi khám ngay.
Bệnh ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến tình trạng khối u lan rộng xuyên qua thành dạ dày và lấn sang các bộ phận khác như gan, tụy, phổi, đại tràng… làm tăng nguy cơ tử vong. Vì thế, phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này là cách duy nhất để tăng khả năng chữa dứt điểm được bệnh cũng như để kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này như hóa trị, xạ trị, tuy nhiên phẫu thuật vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Nó gồm có 2 hình thức là nội soi và cắt bỏ dạ dày. Với phẫu thuật nội soi , nó chỉ được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, khối u chưa lan rộng. Phẫu thuật cắt dạ dày lại được chia thành cắt một phần và cắt toàn bộ:
+ Phẫu thuật cắt một phần dạ dạ dày được chỉ định trong trường hợp khối u nằm thấp hoặc cao hơn so với dạ dày, có thể là gần ruột non hoặc phía trên dạ dày. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần dạ dày nơi có khối u và một số bộ phận của các cơ quan khác như thực quản hoặc phía trên ruột non.
Sau khi phẫu thuật, những người bị cắt bỏ một phần ruột có thể ăn uống một cách khá dễ dàng.
+Trong trường hợp bệnh nặng, khối u lan rộng và thẩm thấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, có thể là cắt luôn các bộ phận xung quanh như gan, tụy, lá lách… Khi đó, thực quản sẽ được nối thông với ruột non luôn.
Người bệnh khi bị cắt hoàn toàn dạ dày sẽ ăn uống khó khăn và chế độ ăn cũng cần phải được đặc biệt chú ý. Vậy người bệnh cần phải ăn uống như thế nào, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết này nhé.
2. Bệnh nhân sau khi cắt bỏ dạ dày nên ăn gì?
♦ Lưu ý chung trong quá trình ăn uống
Sau khi được phẫu thuật cắt bỏ dạ dày người bệnh cần lưu ý một số điều khi ăn uống:
- Vì người bệnh không thể ăn nhiều thức ăn trong cùng một lúc do đó cần chia các bữa ăn hàng ngày ra thành những bữa nhỏ hơn để giúp cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Thông thường nên chia các bữa ăn thành 6 – 8 bữa là hợp lí.
- Thức ăn cần phải được nấu nhừ, không được ăn thức ăn sống.
- Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý ăn thật chậm và nhai thật kỹ khi ăn.
Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh ăn các thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, sau khi ăn người bệnh cần có thời gian để nghỉ ngơi cho quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng.
♦ Các loại thực phẩm tốt cho người điều trị phẫu thuật cắt dạ dày
Người bệnh phẫu thuật cắt bỏ dạ dày cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất sắt, canxi cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết khác để tăng cường sức khỏe và giúp vết thương nhanh hồi phục:
+ Tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc:
Những người sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày cần bổ sung thêm các loại ngũ cốc. Tốt nhất là nên chọn các loại ngũ cốc ít chất xơ. Các loại ngũ cốc này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.
+ Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi:
Người bệnh bị cắt bỏ dạ dày nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như pho mát, bánh, trứng, sữa, cá mòi, bắp cải, bông cải xanh… Chúng sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của người bệnh được dễ dàng, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể là người bệnh khỏe mạnh và nhanh hồi phục hơn.
+ Bổ sung vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày:
Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như bơ thực vật, trứng, trong các loại cá béo như cá thu, cá hồi…
+ Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt:
Chất sắt trong các loại thịt đỏ là loại cơ thể dễ hấp thụ nhất, do đó bạn cần bổ sung các loại thịt đỏ trong bữa ăn. Ngoài ra hãy ăn thêm gan, cá, đậu tương,… để tốt cho cơ thể.
+ Thực phẩm chứa nhiều vitamin C tốt cho người phẫu thuật cắt dạ dày:
Bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tốt chất sắt trong cơ thể, do đó bạn nên uống nước cam tươi hoặc uống bổ sung các loại thuốc chứa vitamin C để tốt cho cơ thể nhé.
Ngoài ra, acid folic là một loại acid có tác dụng giữ cho hồng cầu khỏe mạnh. Vì thế bạn cũng nên bổ sung chất này vào bữa ăn hàng ngày của mình.
♦ Các loại thực phẩm nên tránh cho người phẫu thuật cắt dạ dày
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn nên tránh các loại thực phẩm sau:
+ Không sử dụng các loại thức ăn có hại cho hệ tiêu hóa như các đồ ăn cay nóng vì chúng có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
+ Tránh xa các loại đồ ăn được chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng,… thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Các loại thức ăn này gây khó tiêu dẫn đến tình trạng chướng bụng cho người bệnh.
+ Không sử dụng các loại chất kích thích, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá… vì chúng là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cho hợp lý. Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn về chế độ ăn hàng ngày cho người bị cắt dạ dày, các bạn có thể tham khảo và thực hiện để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Chúc các bạn mau khỏe!
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!