Chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa

Sau khi mổ ruột thừa thì tốc độ phục hồi của mỗi người là khác nhau tùy vào thể chất của từng người, nhưng trung bình là từ khoảng 1-3 tuần là người bệnh có thể sinh hoạt lại như bình thường. Để đẩy nhanh tiến độ hồi phục của bệnh nhân thì phương pháp chăm sóc người bệnh sau khi mổ cũng cực kỳ quan trọng. Chuyên mục hôm nay chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa đúng cách, cần lưu ý thực hiện.

Doctor Watching Over Patient

Đầu tiên cần theo dõi kỹ xem bệnh nhân sau khi mổ có dấu hiệu hồi phục bình thường hay không. Người có những dấu hiệu hồi phục bình thường thì không có các triệu chứng như: sốt cao, vết mổ của người bệnh gây đau đớn, nhiễm khuẩn. Tinh thần người bệnh luôn mệt mỏi, uể oải. Các dấu hiệu về đường tiêu hóa hoạt động không bình thường, ăn không ngon, không trung tiện được. Nếu người bệnh không có những dấu hiệu trên thì cần áp dụng những chế độ chăm sóc cho người bệnh như:

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa

1/Chế độ nghỉ ngơi

 Cho người bệnh nghỉ ngơi lúc nào cảm thấy mệt mỏi. Đảm bảo người bệnh ngủ đủ giấc thì viết mổ sẽ nhanh lành hơn. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý là yếu tố rất quan trọng trong tiến độ phục hồi của bệnh nhân.

chia-se-cach-cham-soc-benh-nhan-sau-mo-ruot-thua1

2/Chế độ sinh hoạt hằng ngày

 Bệnh nhân không nên nằm một chổ mà phải tập đi bộ nhẹ nhàng trong nhà. Qua mỗi ngày thì tăng cường cường độ và thời gian đi lại cho bệnh nhân. Đi bộ giúp người bệnh làm quen với sinh hoạt bình thường, tăng lưu thông máu. Không cho người bệnh mang vác những vật nặng. Cũng không nên cho người bệnh làm quen ngày với những hoạt động vận động mạnh như chạy bộ, tập thể dục, thể hình, các hoạt động thể thao như đá bóng đá cầu…Hạn chế cho người bệnh tự sử dụng những phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp..

3/Chế độ ăn uống

 Người bệnh sau khi mổ 1-2 ngày thì nên cho ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo hoặc cho uống nước đường, sữa. Sau 2-3 ngày thì có thể để người bệnh ăn uống bình thường như hằng ngày nhưng vẫn hạn chế những thức ăn nhiều mỡ động vật, các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như hạn chế ăn mặn, uống đồ uống có gas, bia, rượu. Người bệnh cần bổ sung nhiều thức ăn có nhiều chất xơ và vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày  như rau củ để tránh táo bón và việc đi ngoài dễ dàng hơn. Thực phẩm phải được nấu chính và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người bệnh nên tăng cường uống nhiều nước. Theo dõi các hoạt động về tiêu hóa của người bệnh nếu có gì bất thường thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì?

 chia-se-cach-cham-soc-benh-nhan-sau-mo-ruot-thua2

4/Chế độ chăm sóc vết thương

Nếu vết mổ tiến triển tốt thì không cần thay băng hoặc nếu có điều kiện thì tốt nhất nên thay băng vết mổ khoảng 2 ngày/lần. Một tuần thì có thể cắt chỉ.

5/Chế độ sử dụng thuốc

 Với những bệnh nhân có kết hợp sử dụng thuốc sau phẫu thuật thì phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cảm thấy đau có thể uống thuốc giảm đau nhưng không nên uống hai hay nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Nếu sau khi sử dụng thuốc mà có các phản ứng phụ hay dấu hiệu bất thường cần ngưng lại và nhờ sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Tham khảo: Phương pháp mổ ruột thừa nội soi

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ rất nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, hết lòng vì người bệnh

Top Bác Sĩ Dạ Dày Giỏi, Cực "Mát Tay", Nhiều Người Tin Tưởng - Thông Tin Liên Hệ

Xem ngay

Cập nhật lúc 09:26 - 12/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.