Bệnh co thắt tâm vị và cách điều trị hiệu quả nhất

Co thắt tâm vị là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa tương đối hiếm gặp. Bệnh co thắt tâm vị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần biết về bệnh co thắt tâm vị và những cách điều trị.

Bệnh co thắt tâm vị là gì?

Co thắt tâm vị là bệnh lý đường tiêu hóa do cơ thắt dưới của thực quản bị rối loạn. Thông thường khi cơ thể có phản xạ nuốt, cơ co thắt thực quản sẽ tự mở để thức ăn và nước bọt từ thực quản đi xuống dạ dày nhưng trong trường hợp co thắt tâm vị, cơ thắt thực quản sẽ mất khả năng mở một cách tự nhiên.

Bệnh co thắt tâm vị còn có thể khiến cho cơ thực quản bị ảnh hưởng. Tỉ lệ gặp bệnh co thắt tâm vị ở nam và nữ tương đối ngang bằng nhau và không có nhiều ảnh hưởng. Người ở độ tuổi từ 25 – 65 là nhóm tuổi có thể gặp phải bệnh co thắt tâm vị. Bệnh xảy ra với tỉ lệ thấp, khoảng 100.000 người thì mới có 1 người mắc bệnh này.

Chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị

Thông thường, co thắt tâm vị thường gặp phải một số dấu hiệu đặc trưng như:

1.Khó nuốt:

Khó nuốt rất thường gặp ở những bệnh nhân co thắt tâm vị. Sau khi nuốt thức ăn, nhất là các loại thức ăn đặc sẽ có cảm giác khó chịu, có cảm giác thức ăn bị ứ đọng cũng như dính lại tại vùng sau xương ức.

2.Nôn và buồn nôn:

Tình trạng nôn và buồn nôn thường xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn. Tùy trường hợp bệnh nhân mà nôn và buồn nôn có thể xuất hiện sớm hoặc muộn.

3.Cảm giác đau:

Đau sau xương ức, đau ngực và đau khi nuốt là tình trạng rất thường gặp ở bệnh nhân co thắt tâm vị.

4.Sút cân:

Đây cũng là một trong những dấu hiệu rất bất thường về sức khỏe của bệnh nhân co thắt tâm vị. Bệnh nhân khó nuốt, không ăn được sẽ dần dẫn đến tình trạng gầy sút cân.

5.Dấu hiệu trào ngược:

Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến trong 60 – 80% số trường hợp bệnh nhân co thắt tâm vị. Các dấu hiệu trào ngược thường xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn. Một số trường hợp trào ngược dạ dày ở người co thắt tâm vị còn có thể gây ho và sặc, ngoài ra còn có thể gây nôn.

Biện pháp chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị thường có thể được chẩn đoán bằng các biện pháp như:

  • – Chụp X – quang có thuốc cản quang.
  • – Thực hiện nội soi dạ dày thực quản để xác định chính xác những thương tổn gặp phải ở dạ dày.
  • – Áp lực cơ thắt thực quản dưới tăng lên khi đo áp lực cơ thắt thực quản.

Điều trị bệnh co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị là tình trạng bệnh đường tiêu hóa có thể được điều trị sớm bằng 3 phương pháp chính:

1.Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp này trước đây thường là phương pháp điều trị duy nhất đối với những trường hợp bị co thắt tâm vị. Phẫu thuật sẽ giúp cơ thắt thực quản dưới có khả năng đóng mở lại bình thường.

2.Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng các loại thuốc thường là isosorbid nitrat 5 – 1 Omg sử dụng bằng cách ngậm dưới lưỡi trước khi ăn. Một số thuốc chẹn kênh calci như nifedipln sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó nuốt ở bệnh nhân co thắt tâm vị. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc chỉ có thể được sử dụng trong những giai đoạn đầu của bệnh.

3.Điều trị với bóng hơi

Bác sĩ có thể sử dụng các loại bóng hơi với kích thước từ 3 – 4 cm tùy trường hợp bệnh nhân để nong cho tâm vị được mở rộng. Thông thường điều trị với bóng hơi thường được thực hiện với áp lực từ 6 – 12 PSI.

Bệnh co thắt tâm vị dạ dày cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó bạn nên chú ý tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ rất nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, hết lòng vì người bệnh

Top Bác Sĩ Dạ Dày Giỏi, Cực "Mát Tay", Nhiều Người Tin Tưởng - Thông Tin Liên Hệ

Xem ngay

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Bình luận

  1. Le thao Trả lời

    Thưa bác sĩ em o ha noi em dang ghi bị co thắt tâm vị nhưng không biết lên diều tri ở bệnh viện nào

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.