Hỏi: Thưa các chuyên gia, tôi năm nay 28 tuổi đang ở nhà và làm công việc nội trợ. Gần đây tôi thường bị các cơn đau quặn ở vùng bụng hành hạ. Chưa hết, tôi còn bị chướng bụng, đầy hơi, cảm thấy chán ăn. Đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị co thắt dạ dày. Tôi hoang mang lắm, vì chẳng hiểu vì sao mình lại bị căn bệnh này vì tôi có chế độ sinh hoạt khá là hợp lý. Vậy mong các chuyên gia giải đáp giúp tôi nguyên nhân nào gây co thắt dạ dày và gợi ý cho tôi các biện pháp làm giảm triệu chứng của bệnh ạ. Tôi xin cảm ơn.
(Thùy Linh, Bình Dương)
Đáp: Xin chào bạn Linh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của chuyenkhoadaday.com. Căn bệnh co thắt dạ dày đúng là làm cho người bệnh đau đớn đến “chết đi sống lại” bởi những cơn co thắt mà nó gây ra. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Vì sao bị mắc chứng co thắt dạ dày?
Co thắt dạ dày hay còn được gọi là chuột rút dạ dày là bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến ở cả nam và nữ. Co thắt dạ dày gây ra những cơn đau đột ngột và dữ dội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, dưới đây chúng tôi chỉ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến. Cụ thể:
+ Do bị các bệnh về đường tiêu hóa:
Người bị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày ruột, đau dạ dày… có nguy cơ mắc bệnh co thắt dạ dày rất cao. Bởi khi mắc các bệnh này sẽ làm cho các mạch máu và cơ của dạ dày bị tổn thương nên dễ gây ra các cơn co thắt.
+ Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt
Co thắt dạ dày có thể xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt của nhiều phụ nữ, nhất là vào ngày đầu tiên và ngày thứ 2 của chu kỳ kinh.
+ Phản ứng của hệ tiêu hóa khi làm việc quá mức
Thức ăn, đồ uống hàng ngày của chúng ta tác động trực tiếp đến dạ dày. Khi ăn các thức ăn có hại cho hệ tiêu hóa như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn dễ gây dị ứng,… sẽ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động với công suất rất lớn để tiêu hóa thức ăn, do đó làm cho dạ dày bị tổn thương và gây ra tình trạng co thắt.
Ngoài ra sử dụng nhiều đồ uống có cồn, các chất kích thích cũng sẽ làm tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày và dẫn đến bị bệnh.
+ Co thắt cơ bắp
Co thắt cơ bắp cũng là lý do xuất hiện chứng co thắt dạ dày. Khi chúng ta làm việc quá sức, tập thể dục mạnh làm cho các cơ dạ dày bị co thắt gây đau.
+ Ngộ độc thực phẩm
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến co thắt dạ dày. Khi sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, thực phẩm bị nhiễm khuẩn thì dạ dày sẽ bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm. Lúc này các mạch máu sẽ bị ảnh hưởng làm cho các cơn co thắt dạ dày có cơ hội xuất hiện.
+ Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng sẽ dẫn đến bệnh co thắt dạ dày. Bởi vì căng thẳng và mệt mỏi làm cho lượng acid trong dịch vị dạ dày tăng lên tác động đến lớp niêm mạc dày gây nên chứng co thắt.
2. Các triệu chứng của bệnh co thắt dạ dày
Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là những cơn co thắt xuất hiện đột ngột ở vùng bụng làm cho người bệnh vô cùng đau đớn. Những cơn co thắt này có thể chỉ kéo dài trong vòng vài phút nhưng có trường hợp kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Ngoài ra căn bệnh này cũng gây ra những triệu chứng giống với bệnh đau dạ dày:
+ Gây đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, khó tiêu.
+ Đi đại tiện ra phân đen, có thể chảy máu trực tràng.
+ Hiện tượng đau đầu, sổ mũi, ho có thể xuất hiện.
+ Người bệnh bị khó thở, mạch đập nhanh, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
+ Có cảm giác lạnh, đau bụng kèm tiêu chảy, sốt.
+ Với phụ nữ, co thắt dạ dày gây ra tình trạng dịch ở âm đạo tiết ra nhiều, chảy máu nhiều trong thời kỳ hành kinh, chảy máu âm đạo.
+ Trường hợp bị nặng sẽ dẫn đến vàng da.
Khi phát hiện có các dấu hiệu ban đầu của bệnh co thắt dạ dày, bệnh nhân có thể thực hiện các mẹo nhỏ khắc phục tình trạng bệnh tại nhà. Nếu sau 1-2 ngày thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên lập tức đến bệnh viện ngay.
3. Cách khắc phục chứng co thắt dạ dày
Trong trường hợp bị co thắt dạ dày, để giảm cường độ cơn đau do các cơn co thắt gây ra bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh đặt lên bụng hoặc sau lưng để giảm đau tạm thời.
+ Uống trà hoa cúc để thanh lọc cơ thể, giúp tinh thần thoải mái.
+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng. Nên tăng cường bổ sung rau củ tươi, trứng sữa để dạ dày dễ tiêu hóa.
+ Ngâm mình trong nước ấm khoảng 10 phút cũng có thể giảm đau hiệu quả.
+ Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, các đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá.
+ Phải giữ được tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi.
+ Nên dành 30 – 60 phút mỗi ngày để tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về những vấn đề mà bạn đang thắc mắc, với trường hợp của bạn ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì có thể áp dụng các biện pháp giảm đau mà chúng tôi đã gợi ý. Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên đi thăm khám để nắm rõ được tình trạng bệnh của mình và có biện pháp chữa trị phù hợp. Chúc bạn mau khỏe!
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!