Hỏi: Thưa các chuyên gia, tôi năm nay 28 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Dạo gần đây tôi thường hay bị những cơn co thắt bụng và ruột hành hạ, mỗi lần đau là quằn quại luôn. Tôi đi khám thì các bác sĩ bảo là bị co thắt dạ dày và được chỉ định là mua thuốc về uống. Tôi thì không biết có những loại thuốc nào dùng để điều trị co thắt dạ dày và dùng loại thuốc nào thì tốt nhất. Vậy mong các chuyên gia gợi ý cho tôi một vài loại thuốc nên dùng để chữa co thắt dạ dày ạ.Tôi xin cảm ơn.
(Nguyễn Văn Sơn, Bình Định)
Đáp: Chào bạn Sơn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đúng là co thắt dạ dày sẽ hành hạ người bệnh bằng những cơn đau đột ngột tưởng như không thể chịu nổi. Dùng thuốc Tây để điều trị co thắt dạ dày là biện pháp mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả, giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh này. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Chứng co thắt dạ dày là gì?
Co thắt dạ dày còn được gọi với tên gọi khác là chuột rút dạ dày. Đây là căn bệnh thường gặp ở cả phụ nữ và đàn ông, chúng gây ra những cơn đau thắt ở vùng dạ dày và ruột khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái “chết đi sống lại”.
Khi bị co thắt dạ dày, ngoài triệu chứng đặc trưng của bệnh là gây ra những cơn đau thắt đột ngột có thể kéo dài vài phút cho đến hàng giờ thì người bệnh còn có các triệu chứng khác giống với bệnh đau dạ dày như buồn nôn và nôn, đầy hơi, chướng bụng, ớn lạnh, đôi khi nghe thấy tiếng động trong dạ dày hoặc bị tiêu chảy.
Co thắt dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên các nguyên chính thường gặp nhất là:
- Bị viêm loét dạ dày – tá tràng:
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên co thắt dạ dày. Bởi vì khi dạ dày – tá tràng bị viêm loét, các mạch máu dễ bị tác động làm tổn thương nên gây ra hiện tượng co thắt dạ dày.
- Do hành kinh ở phụ nữ:
Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt có khả năng co thắt dạ dày cao hơn so với người bình thường. Thường là vào ngày đầu hoặc ngày thứ 2 trong thời gian hành kinh, các cơn co thắt dạ dày sẽ xuất hiện.
- Do căng thẳng kéo dài, vận động mạnh, làm việc quá sức:
Những tình trạng như căng thẳng, vận động mạnh cũng chính là nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày. Căng thẳng sẽ làm cho việc tiết acid trong dịch vị dạ dày tăng lên tác động đến thành dạ dày gây co thắt. Trong khi đó vận động mạnh hay làm việc quá sức khiến các cơ vùng bụng bị kéo căng, dạ dày cũng chịu tác động do đó dẫn đến co thắt dạ dày.
Ngoài những nguyên nhân trên thì bị rối loạn tiêu hóa, do sử dụng nhiều chất kích thích, nhiễm vi khuẩn Hp… cxung là những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Mặc dù nó gây ra đau đớn cho người bệnh, nhưng với bệnh này chúng ta có thể chữa dứt điểm được nên các bạn không cần lo lắng quá.
2. Các loại thuốc dùng để điều trị co thắt dạ dày
Để điều trị bệnh co thắt dạ dày một cách hiệu quả và nhanh chóng thì việc sử dụng thuốc Tây là sự lựa chọn tối ưu. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về các loại thuốc dùng để chữa đau dạ dày.
♦ Nhóm thuốc có tính hướng cơ chống co thắt dạ dày
Nhóm thuốc này chủ yếu làm giãn cơ trơn, dựa trên sự ức chế phosphoryl hóa cản trở sự co cơ. Ngoài ra có một số loại thuốc có khả năng hủy sự co thắt sinh ra do acetylcholin, bradykinin, serotonin. Một số thuốc trong nhóm này giúp chống co thắt cơ trơn và ổn định nhu động ruột của bệnh nhân.
+ Chỉ định:
Nhóm thuốc này thường chỉ định đối với một số trường hợp:
– Tăng nhu động ruột.
– Người bị viêm đại tràng, viêm ruột, viêm dạ dày.
– Người bị hội chứng ruột kích thích; đau quặn mật, co thắt đường mật do sỏi mật, viêm túi mật,…
– Các trường hợp bị co thắt tử cung cũng có thể sử dụng nhóm thuốc này.
+ Tác dụng phụ:
Dùng nhóm thuốc có tính hướng cơ để chữa co thắt dạ dày có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:
– Gây buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, tiêu chảy.
– Một số trường hợp có thể bị phát ban, mề đay, sốt nhẹ, viêm đa khớp, phù mạch, nổi dát sần, giảm tiểu cầu.
– Quá mẫn gan, vàng da.
– Làm hạ huyết áp, suy hô hấp. Trong trường hợp người bệnh bị các triệu chứng này cần ngừng thuốc ngay và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
+ Các loại thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc có tính hướng cơ:
- Thuốc Papaverin:
+ Dược tính: Thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn do có khả năng ức chế phosphoryl hóa, ngăn co cơ, có tác dụng hủy sự co thắt sinh ra do serotonin, acetylcholin, bradykinin.
+ Chỉ định:
Thuốc này được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Người bị tăng nhu động ruột, dạ dày.
- Dùng trong các trường hợp bị co thắt tử cung, đau quặn thận, đau quặn thận, co thắt đường mật và đường niệu.
+ Tác dụng phụ:
Khi sử dụng thuốc này, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như:
– Gây mẫn gan, có thể gây viêm gan.
– Khi sử dụng tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây ra loạn nhịp tim, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp, ngừng thở, tử vong.
– Có thể gây nhức đầu, ngủ gà, ngủ gật khi sử dụng liều cao.
– Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, táo bón.
- Thuốc Nospa:
+ Dược tính: Thuốc Nospa có tác dụng ngăn co thắt cơ trơn, là thuốc không thuộc nhóm kháng cholinergic.
+ Chỉ định:
Thuốc này được chỉ định sử dụng cho các trường hợp:
– Người bị đau do co thắt dạ dày ruột.
– Các trường hợp bị hội chứng kích thích.
– Đau do co thắt quặn mật, đường mật
– Người bị co thắt đường niệu sinh dục cũng được chỉ định sử dụng loại thuốc này.
+ Tác dụng phụ:
Sử dụng thuốc Nospa có thể gây ra các tác dụng phụ như:
– Gây buồn nôn, chóng mặt.
– Khi sử dụng để tiêm nhưng tiêm quá nhanh sẽ gây tương tác mất đi hiệu lực của dược chất lemodova, có thể làm hạ huyết áp.
- Thuốc Mebeverin:
+ Dược tính: Loại thuốc này chủ yếu có tác dụng trên cơ trơn bị co thắt, tác động trực tiếp vào cơ ruột ở mức độ tế bào. Nó còn có khả năng ức chế Ca++ vào nội bào, từ đó làm giãn cơ và giúp bình thường lại sự rối loạn nhu động ruột.
+ Chỉ định:
– Thuốc này được chỉ định dùng cho trường hợp bị hội chứng kích với các tình trạng viêm đại tràng, táo bón do co thắt, tình trạng đại tràng mạn tính…
– Người bị chứng co thắt dạ dày ruột.
– Bị đau và rối loạn chức năng ống tiêu hóa.
+ Tác dụng phụ:
Cũng giống như hai loại thuốc trên, khi sử dụng thuốc này nó cũng sẽ gây ra các tác dụng phụ:
– Người sử dụng thuốc Mebeverin có thể bị buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu.
– Làm xuất hiện các triệu chứng như hồng ban, mề đay, phát ban, giảm tiểu cầu, sốt… nhưng hiếm gặp.
♦ Nhóm thuốc chống co thắt có tính làm giãn cơ
Ngoài nhóm thuốc chống co thắt dạ dày có tính hướng cơ thì để điều trị co thắt dạ dày còn có nhóm thuốc chống co thắt có tính làm giãn cơ. Nhóm thuốc này có tác dụng chống lại và kiềm chế hoạt động của acetylcholin, tạo hiệu ứng kháng cholinergic với . hệ thần kinh trung ương. Từ đó cải thiện tình trạng co thắt cơ trơn, giảm co thắt ruột và buồn nôn.
+ Chỉ định với các trường hợp:
– Người bị viêm dạ dày, tiêu chảy.
– Được dùng cho người bị buồn nôn do co thắt dạ dày, say tàu xe.
– Phối hợp điều trị với các thuốc đau dạ dày, tiêu chảy.
– Bệnh nhân sỏi mật.
– Thuốc này cũng được chỉ định cho phụ nữ đau bụng kinh.
+ Tác dụng phụ của thuốc:
– Có thể làm giãn đồng tử, ảnh hưởng nhìn gần, khô mắt.
– Tim đập chậm, co mạch, tăng huyết áp.
– Có trường hợp gây ảo giác, hôn mê nếu sử dụng ở liều cao.
+ Các loại thuốc chính thuộc nhóm thuốc chống co thắt có tính làm giãn cơ:
- Thuốc Hyoscinum:
+ Dược tính: Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng muscarnic, có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của acetylcholin tạo nên hiệu ứng với hệ thần kinh trung ương và hiệu ứng kháng cholinergic. Chính vì vậy, nó các tác dụng làm giảm các cơn co thắt dạ dày, làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường ruột chống lại buồn nôn và nôn.
+ Chỉ định:
Thuốc này được chỉ định dùng trong các trường hợp: Được chỉ định dùng trong trường hợp đau co thắt và tăng nhu động dạ dày ruột do bị sỏi thận, đau bụng kinh, sỏi mật.
+ Tác dụng phụ:
– Khi dùng để tiêm, nó có thể gây rối loạn điều tiết thoáng qua.
– Gây ra tình trạng phấn khích và tình dục mạnh.
– Khi dùng thuốc này có thể gây khô miệng, đau và mờ mắt, chóng mặt, loạn nhịp tim, đỏ bừng mặt, dị ứng da, có thể bị ngất.
– Có thể gây ra các chứng như đau đầu, nôn mửa, mất phương hướng, mất trí nhớ ngắn hạn, hôn mê,… nếu sử dụng ở liều cao.
- Thuốc Attropin:
+ Dược tính: Loại thuốc này có dược tính tương tự như thuốc Hyoscinum.
+ Chỉ định:
– Được dùng để kết hợp với thuốc dạ dày và tiêu chảy.
– Được chỉ định sử dụng cho người bị say xe, buồn nôn, viêm dạ dày.
+ Tác dụng phụ:
– Cũng như các loại thuốc khác, khi sử dụng thuốc astropin để chữa co thắt dạ dày, nó cũng gây ra những tác dụng phụ như sau:
– Giảm tiết dịch nên thường gây khô mắt
– Gây ra hiện tượng tim đập chậm, tuy nhiên khi qua nút xoang nhĩ, tác động ngăn muscarinic lại khiến cho tim đập nhanh, làm tăng huyết áp, co mạch.
– Gây kích thích, run rẩy, dần chuyển sang ức chế giao cảm làm cho người bệnh rơi vào tình trạng bị ảo giác và hôn mê.
- Thuốc Hyoscin:
+ Dược tính: Thuốc này có tác dụng làm giãn cơ và dược tính của nó cũng giống với hai loại thuốc trên.
+ Chỉ định:
– Được dùng để chống nôn, say tàu xe.
– Khoa Tai – mũi – họng sử dụng thuốc này để làm khô tiết dịch đường hô hấp.
– Dùng trong tiền mê( trường hợp suy yếu bộ nhớ như diazepam.
+ Tác dụng phụ:
– Có thể gây khô miệng, khó chịu, khát nước.
– Tăng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ.
– Gây tiểu khó, táo bón, làm nhịp tim đập nhanh.
– Thuốc có thể gây đỏ mặt, sốt, bồn chồn, tạo ảo giác, phấn khích.
Sử dụng thuốc Tây thường mang lại tác dụng chữa bệnh nhanh chóng nhưng nhược điểm của nó là gây ra nhiều tác dụng phụ. Nếu không muốn sử dụng các loại thuốc Tây, bạn có thể tìm hiểu cách điều trị co thắt dạ dày bằng những bài thuốc dân gian, chẳng hạn như sử dụng chuối hột tán bột hòa với nước để uống, dùng nghệ với mật ong hoặc dùng lá cây khôi tía để chữa co thắt dạ dày.
Những bài thuốc dân gian tuy không mang lại hiệu quả chữa bệnh tức thì và phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới có tác dụng, tuy nhiên chúng lại có ưu điểm là an toàn và ít gây ra các tác dụng phụ. Vì vậy, ngoài thuốc Tây bạn có thể tìm hiểu thêm các bài thuốc dân gian để chữa căn bệnh này.
3. Một số lưu ý khi bị bệnh co thắt dạ dày
Nếu không may bị co thắt dạ dày, để bệnh nhanh khỏi, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
+ Các loại thuốc dùng để điều trị co thắt dạ dày mặc dù có tác dụng nhanh trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh, nhưng đồng thời chúng lại gây ra những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng bạn cần thận trọng, dùng đúng theo liều lượng và sự hướng dẫn của bác sĩ.
+ Khi bị bệnh, để giảm các cơn co thắt gây đau đớn bên cạnh dùng thuốc Tây bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Có thể sử dụng một túi chườm nóng lên bụng hoặc để sau lưng để giảm các cơn đau tạm thời.
- Thường xuyên đi khám để nắm bắt được tình trạng bệnh và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
- Chỉ nên ăn các loại thực phẩm có dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như trứng, sữa, các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tăng cường ăn rau củ tươi. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như các đồ ăn cay nóng, các thực phẩm chứa nhiều acid, các đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng, tránh ăn khuya.
- Để giúp giảm thiểu cường độ của các cơn co thắt dạ dày, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm.
- Nên vận động và tập thể dục thường xuyên. Điều này giúp cho cơ thể của bạn khỏe mạnh, làm tăng sức đề kháng ngăn chặn bệnh tật.
+ Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà hoa cúc để làm dịu bớt cơn đau.
+ Bổ sung thêm các chất điện giải để cấp nước cho cơ thể nếu như bị co thắt dạ dày do mất nước.
+ Điều chỉnh hơi thở như một liệu pháp vật lý hiệu quả, hãy cố gắng chuyển hướng các cơn đau qua những vị trí khác bằng cách điều hướng hơi thở của mình. Khi các cơn đau xuất hiện, bạn hãy liên tục thở nhanh và nông cho đến khi cảm thấy các cơn đau có dấu hiệu giảm đi.
Ngoài ra bạn cũng có thể giảm cơn đau bằng cách cố gắng phân tán tư tưởng của mình bằng cách ngồi suy nghĩ về một vấn đề khác, nó cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng co thắt dạ dày.
Bệnh co thắt dạ dày nếu như không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đây có thể cũng là dấu hiệu cảnh báo chứng phình động mạch chủ ở bụng. Do đó, khi phát hiện bệnh bạn nên đi khám và có sự chỉ định của bác sĩ trong điều trị.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về các loại thuốc điều trị bệnh co thắt dạ dày. Hi vọng sau bài viết bạn đã có thể tìm được cho mình loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình và sử dụng cho hiệu quả. Chúc bạn mau khỏe.
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!