Xoắn dạ dày là một trong những bệnh lí tiêu hóa nguy hiểm đặc biệt hiếm gặp. Bệnh thường được ghi nhận ở một số bệnh nhân ngoài 50 tuổi và cực hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh này cũng gặp những khó khăn nhất định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm rõ hơn về căn bệnh này thông qua bài viết sau đây.
Xoắn dạ dày là gì?
Xoắn dạ dày là một dạng bất thường trong hệ tiêu hóa, hiểu đơn giản thì có thể gọi đây là một bệnh lý của dạ dày với triệu chứng dạ dày bị xoắn xung quanh trục dọc của chính nó. Tình trạng này đặc biệt hiếm gặp, nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, thường hay gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, những trẻ mắc chứng thoát vị hoành hoặc bị thoát vị khe thực quản.
Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh vì chúng có thể gây ra tình trạng tắc đường tiêu hóa, làm hoại tử đường tiêu hóa,… Chính vì vậy, nhận biết và điều trị sớm được căn bệnh chính là điều quan trọng, cấp thiết để bảo vệ tính mạng cho chính mình.
Nguyên nhân gây bệnh xoắn dạ dày
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này thường được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:
Loại 1: Vô căn (có thể xuất hiện do một nguyên nhân không rõ)
Với những trường hợp được chẩn đoán bị xoắn dạ dày không rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bị bệnh do sự lỏng lẻo dây chằng của dạ dày lách, dạ dày thận, gan, tá tràng từ đó dẫn đến bị xoắn dạ dày.
Bị xoắn dạ dày vô căn chiếm tới 2/3 trường hợp, thường xảy ra ở người lớn nhưng trẻ em cũng có thể mắc phải.
Loại 2: Xoắn dạ dày do bẩm sinh hoặc mắc phải
Những trường hợp bị xoắn dạ dày do bẩm sinh hoặc mắc phải chỉ chiếm 1/3 các trường hợp bị bệnh, thường liên quan đến sự bất thường bẩm sinh hoặc do những bất thường về sự di động của dạ dày gây ra. Cụ thể:
+ Do xổ bụng ở dưới cơ hoành.
+ Thoát vị dạ dày do chấn thương.
+ Thần kinh cơ bị rối loạn, tê liệt sau phẫu thuật.
+ Ruột bị dị tật…
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến chứng xoắn dạ dày thường do thăng giáng không đều, tỳ vij hư yếu gây ra.
Triệu chứng nhận biết bệnh xoắn dạ dày
Tùy theo những loại xoắn dạ dày khác nhau mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
+ Xoắn cấp tính: Nếu như người bệnh bị xoắn dạ dày cấp tính, thường sẽ có những biểu hiện như đau bụng dữ dội, bài tiết ra nhiều nước miếng trong khoang miệng, người bệnh không thể ăn uống được gì trong những lúc này. Lấy tay ấn vào vùng thượng vị sẽ thấy một khối u lớn, chụp X. quang sẽ thấy túi dạ dày bị phình to. Đây là những triệu chứng của bệnh xoắn dạ dày.
Người bị xoắn cấp tính có thể tự lành sau khoảng vài phút, nhưng cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng thắt nghẹn dạ dày. Trong trường hợp bị thắt nghẹn, người bệnh cần phải được nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
+ Xoắn mãn tính: Triệu chứng của những trường hợp bị xoắn mãn tính tương tự như bị thoát vị cơ bụng như nôn, đau ngực, ho kèm theo những triệu chứng của trào ngược thực quản.
Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh khi bị xoắn dạ dày có thể gặp phải tình trạng nôn ói, nôn ra dịch vàng hoặc trong, có khi còn nôn ra máu. Tình trạng này dẫn đến nhiễm trùng hô hấp, làm chậm quá trình tăng trưởng ở trẻ.
Những triệu chứng của bệnh xoắn dạ dày khiến cho người bệnh đau đớn, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Khi thấy xuất hiện các biểu hiện trên, để chắc chắn mình có bị xoắn dạ dày hay không, các bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán xoắn dạ dày thường được áp dụng
Bệnh xoắn dạ dày thường được chẩn đoán bằng cách chụp X – quang. Khi chụp X – quang, nếu thấy túi dạ dày có hiện tượng phình to, đặc biệt là thấy xuất hiện 2 mức nước, mức hơi rõ rệt thì chính là triệu chứng của căn bệnh này.
Tùy từng trường hợp mà các sĩ có thể chỉ định bơm hoặc không bơm thuốc cản quang để tiện cho việc chẩn đoán.
Điều trị xoắn dạ dày bằng cách nào?
Xoắn dạ dày có thể điều trị bằng cách phẫu thuật cấp cứu. Các bước tiến hành bao gồm:
+ Đặt máy thông hút dạ dày liên tục cho người bệnh.
+ Truyền dịch bù nước và điện giải bị mất trong quá trình đặt thông hút
+ Tiến hành xét nghiệm huyết đồ, đông cầm máu, nhóm máu. Kiểm tra chức năng của các bộ phận gan, thận, ion đồ máu,… và thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác.
+ Thực hiện phẫu thuật để tháo xoắn dạ dày.
+ Cố định phần dạ dày vừa được tháo xoắn vào thành bụng trước.
Với trường hợp là trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ mở dạ dày ,tháo xoắn dạ dày gắn với thành bụng, nuôi ăn.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật tháo xoắn dạ dày
Sau khi được phẫu thuật, để nhanh hồi phục, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt. Cụ thể:
+ Bệnh nhân cần được nuôi ăn tĩnh mạch.
+ Dùng các loại kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ hỗ trợ điều trị bệnh.
+ Thay băng vết mổ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
+ Quan sát nếu thấy dịch dạ dày đã trong thì có thể cho người bệnh ăn uống bình thường trở lại.
+ Có thể cho bệnh nhân xuất viện nếu như thấy vết mổ đã lành và người bệnh có thể ăn uống bình thường.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh xoắn dạ dày mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Hi vọng sau bài viết, các bạn đã biết được rõ hơn về căn bệnh này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!