4 Cách dùng củ tam thất chữa đau dạ dày bạn nên biết

Bạn đã nghe đến cách chữa đau dạ dày bằng củ tam thất bao giờ chưa? Khá nhiều bệnh nhân đã thành công với cách trị bệnh bằng nguyên liệu này. Nhưng liệu đây có phải là cách điều trị hiệu quả hay chỉ là cách làm dân gian có kết quả ngẫu nhiên. Đây là thông tin mà chúng ta cần tìm hiểu trước khi quyết định mình có nên sử dụng hay không. 

Với thói quen sinh hoạt cũng như lối sống ăn uống kém khoa học thì việc chúng ta thường xuyên phải đối mặt với căn bệnh đau đạ dày đã trở nên quá quen thuộc. Chính vì vậy việc tìm hiểu các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm.Trong đó cách chữa đau dạ dày bằng củ tam thất là một trong những cách được nhiều người áp dụng do có hiệu quả tốt và tính an toàn cao. Nhưng làm sao để phát huy được tối đa mức độ hiệu quả và hạn chế bớt những tác dụng phụ có thể xảy ra mới là vấn đề mà chúng ta cần bàn đến.

chữa đau dạ dày bằng củ tam thất
Nhiều người đã thành công với cách chữa đau dạ dày bằng củ tam thất

Một số công dụng chữa bệnh của củ tam thất

Đây là một nguyên liệu khá quen thuộc đối với chúng ta và được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Không những vậy các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chúng minh trong củ tam thất chứ nhiều hoạt chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: sterol, saponin nhóm Arasaponin A và B, canxi và sắt có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Chúng tôi xin đưa ra một vài lợi ích mà củ tam thất có thể mang lại như sau:

  • Tiêu viêm điều trị các triệu chứng đau dạ dày, viêm loét và hành tá tràng. Đó là do trong nguyên liệu này có chứa nhiều ginsenozid một hoạt chất có khả năng cầm máu và rất bồi dưỡng đối với cơ thể.
  • Điều trị các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu đồng thời cải thiện trí nhớ rõ rệt.
  • Cải thiện triệu chứng mất ngủ, giúp người bệnh có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Có khả năng cầm máu tiêu viêm giúp cải thiện vết thương hiệu quả. Chính vì vậy mà củ tam thất rất tốt đối với bệnh nhân vừa phẫu thuật, bị tai nạn.
  • Giúp điều hòa hệ tuần hoàn, giúp chống lại tác nhân gây loạn nhịp tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Củ tam thất có nhiều tác dụng rất tốt với sức khỏe nhưng chúng ta phải sử dụng sản phẩm có chất lượng thì mới đảm bảo được hiệu quả điều trị. Hiện nay lợi dụng tâm lý của nhiều bệnh nhân, nhiều nơi giới thiệu những sản phẩm không rõ nguồn gốc, giá cả không đồng nhất. Những sản phẩm kém chất lượng không những làm không có tác dụng điều trị mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều bệnh nhân. Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ trước khi mua cần phải biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm thì mới an tâm khi sử dụng.

4 cách chữa đau dạ dày bằng củ tam thất

Khoa học đã chứng minh được có thể dùng cách chữa đau dạ dày bằng củ tam thất, nhưng quan trọng là làm sao để có thể phát huy tối đa hiệu quả của nguyên liệu này trong quá trình điều trị. Có rất nhiều cách được đưa ra, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những cách đơn giản nhất để bạn có thể tự áp dụng tại nhà:

Dùng tam thất và mật ong chữa đau dạ dày

Ngoài tác dụng chữa đau dạ dày của củ tam thất mà chúng tôi đã nêu ở trên thì mật ong cũng có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế các triệu chứng khi mắc phải căn bệnh này. Cụ thể trong mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể chữa lành những tổn thương trong dạ dày đồng thời kích thích hệ thống tiêu hóa làm cho dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

trị đau dạ dày bằng củ tam thất
Kết hợp giữa tam thất và mật ong chữa đau dạ dày

Muốn thực hiện việc điều trị bằng cách này, bạn chỉ cần tiến hành như sau:

  • Tam thất được làm sạch, phơi khô rồi tán nhuyễn thành bột.
  • Trộn bột tam thất với mật ong cho thật đều rồi viên thành từng viên nhỏ, bảo quản để dùng dần.
  • Khi có cơn đau dạ dày thì nên dùng vài viên uống thì cơn đau sẽ nhanh chóng giảm xuống. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng điều trị duy trì hàng ngày. Chú ý không nên dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nấu cháo với củ tam thất chữa đau dạ dày

Khi dạ dày xuất hiện những cơn đau thì chức năng của cơ quan này cũng suy giảm. Vì vậy bạn nên dùng những thức ăn dễ tiêu hóa nhằm hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể tận dụng hiệu quả của củ tam thất bằng cách nấu món cháo từ gạo nếp cũng có tác dụng rất tốt mà lại cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

củ tam thất chữa đau dạ dày
Dùng củ tam thất nấu cháo để chữa đau dạ dày

Muốn nấu món cháo vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng vừa điều trị được các triệu chứng đau dạ dày bạn nên tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị: nửa chén gạo nếp, 400g xương ống heo và khoảng 30g củ tam thất.
  • Tam thất rửa thật sạch để ráo rồi cắt thành từng lát mỏng.
  • Xương ống rửa sạch, chần nước sôi rồi vớt hết lớp bọt ở trên đi còn gạo nếp thì vo cho thật sạch.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi ninh nhừ với lửa nhỏ.
  • Mỗi ngày ăn khoảng 3 lần sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.

Bài thuốc kết hợp tam thất và nghệ

Việc kết hợp tam thất và nghệ chắc chắn sẽ cho ra một công thức điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Vì nghệ vốn là một nguyên liệu được coi là “khắc tinh” của bệnh đau dạ dày. Trong thành phần của nghệ có chứa nhiều hoạt chất curcumin có khả năng chữa lành những tổn thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Đồng thời còn kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Muốn phát huy công dụng điều trị của tam thất và nghệ, chúng ta cần tiến hành việc điều trị theo các bước như sau:

củ tam thất chữa đau dạ dày
Tam thất kết hợp với nghệ chữa đau dạ dày
  • Chuẩn bị: bột tam thất, tinh bột nghệ và một chút mật ong
  • Đun bột tam thất với nước cho ra cốc rồi trộn tinh bột nghệ và mật ong vào.
  • Khuấy đều lên và uống.
  • Dùng mỗi ngày một lần sẽ thấy phát huy hiệu quả

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng củ tam thất của người Tày ở Hà Giang

Với tập tục sống gần gũi với thiên nhiên, người dân tộc Tày ở Hà Giang đã biết tận dụng những vụ thuốc có sẵn trong tự nhiên để thực hiện chức năng điều trị đau dạ dày. Hiệu quả của bài thuốc này được đúc kết kinh nghiệm từ nhiều đời và vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày nay:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: tam thất, dạ cẩm, lược vàng, bột nghệ, thiên ngóc, lục phàn, linh truật, mật ong rừng, long dộ, sinh khương, hoàng kỳ, phục linh, mộc lan.
  • Dùng tất cả nguyên liệu bỏ vào ấm nước đun sôi lên rồi dùng lấy nước uống khi có dấu hiệu đau dạ dày.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.

Dùng tam thất nhiều có hại không? Dùng bao nhiêu thì tốt

Tuy củ tam thất có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và có thể điều trị được các triệu chứng của bệnh đau dạ dày nhưng người bệnh không nên quá lợi dụng. Vì nếu sức dụng với liều lượng quá nhiều có thể gây tác dụng phụ. Cụ thể người bệnh sau khi sử dụng có thể gặp phải các triệu chứng như: tiêu chảy, dị ứng, nổi mụn, mất ngủ,… thậm chí nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc.

Chính vì vậy người bệnh chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải, tốt nhất chỉ nên dùng khoảng 5g bột tam thất mỗi ngày. Với những người có sức khỏe yếu hoặc cơ địa nhạy cảm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Khi có những dấu hiệu bất thường thì không nên chủ quan mà phải đến gặp bác sĩ ngay để có các phương án can thiệp kịp thời, tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chú ý củ tam thất không được dùng với một số đối tượng như: phụ nữ mang thai, trẻ em, người bị tiêu chảy nặng, người đang bị chảy máu… vì có thể làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách chữa đau dà dày bằng củ tam thất, nhìn chung việc sử dụng nguyên liệu này để chữa bệnh cũng khá đơn giản, có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên trong quá trình điều trị cũng không nên quá căng thẳng mà cần tạo tâm lý thoải mái kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì việc điều trị mới nhanh chóng có kết quả. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

BTV Thùy Linh

Người bệnh nên tham khảo thêm:

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ rất nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, hết lòng vì người bệnh

Top Bác Sĩ Dạ Dày Giỏi, Cực "Mát Tay", Nhiều Người Tin Tưởng - Thông Tin Liên Hệ

Xem ngay

Cập nhật lúc 00:20 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.