Phương pháp phẫu thuật mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày

Bạn có biết? Sự cản trở hay đình trệ việc lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng gọi là hẹp môn vị (môn vị bị hẹp lại). Đây còn được coi là thuật ngữ chỉ biến chứng của loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày. Hẹp môn vị do nhiều nguyên nhân tác động như ung thư hang, loét xơ chai biến dạng hành tá tràng. Hội chứng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các hậu quả xấu như: rối loạn chuyển hóa nước và điện giải, sức khỏe suy kiệt. Bệnh nhân thường mắc phải những triệu chứng sau: buồn nôn, nôn các thức ăn cũ mới thấy dễ chịu, bụng bị sôi, nổi cuộn cục ở vùng thượng vị, phát ra tiếng ọc ạch khi đói và ợ có mùi hôi khó chịu (do thức ăn chưa được tiêu hóa bị lên men). Phương pháp điều trị hẹp môn vị chủ yếu là mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày.

Mục đích của mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày

phuong-phap-phau-thuat-mo-luu-thong-hep-mon-vi-da-day2

Đây là phương pháp không gây nguy hiểm. Mục đích của phẫu thuật là nhằm giúp cho môn vị trở lại bình thường, việc lưu thông thức ăn diễn ra dễ dàng. Chẳng những thế, mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày còn giúp tránh khỏi biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Một số phương pháp phẫu thuật mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày

phuong-phap-phau-thuat-mo-luu-thong-hep-mon-vi-da-day

Bệnh nhân trước khi phẫu thuật 2 – 3 ngày cần được hồi sức, hồi phụ điện giải, nước, nuôi dưỡng tĩnh mạch, làm sạch dạ dày… Tùy theo tình hình bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp sau:

1. Nối vị tràng

Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có thể trạng yếu (chủ yếu là người cao tuổi), ung thư không có khả năng cắt dạ dày, loét sâu hay thiếu thốn về trang thiết bị. Đây là thủ thuật nhằm tạo ra sự thông nối giữa dạ dày với tá tràng hay hỗng tràng ở quai đầu tiên.

Phương pháp này giải quyết được tình trạng hẹp môn vị nhưng chưa giải quyết dứt điểm nguyên nhân và lâu dài có thể gây loét miệng nối.

2. Cắt dạ dày

Cắt dạ dày là phương pháp cắt một đoạn dạ dày (2/3 dạ dày, tùy theomuc71 độ tổn thương), thiết lập lại sự lưu thông tiêu hóa.

Ưu điểm của phương pháp này là giải quyết được hẹp môn vị và nguyên nhân của nó. Thế nhưng, phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho bệnh nhân đảm bảo về sức khỏe và có đầy đủ các điều kiện khoa học kĩ thuật.

3. Cắt thần kinh X kèm phẫu thuật dẫn lưu dạ dày – ruột

Dây thần kinh X là day phế vị có ở cổ, ngực và bụng. Có hai cách thực hiện cắt dây thần kinh X là nối vị tràng và phẫu thuật tạo hình môn vị. Dạ dày sẽ mất đi sự co bóp và cơ chế đóng mở môn vị. Vì thế, phẫu thuật dẫn lưu kèm theo chính là giải pháp cho hạn chế ấy.

Ưu điểm tuyệt vời của phương pháp này là bảo toàn sự nguyên vẹn của dạ dày, tránh những biến chứng do cắt dạ dày gây nên. Thế nhưng, phẫu thuật này chỉ áp dụng khi nguyên nhân của hẹp môn vị là loét hành tá tràng.

4. Mở thông hỗng tràng

Đây là phẫu thuật tạo sự lưu thông giữa ống tiêu hóa và bên ngoài ổ bụng. Nếu hai phương pháp cắt hay nối đều không thực hiện được do bệnh nhân ở giai đoạn cuối thì nuôi dưỡng bệnh nhân bằng cách mở thông hỗng tràng chính là giải pháp.

Một số lưu ý sau khi phẫu thuật mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày

phuong-phap-phau-thuat-mo-luu-thong-hep-mon-vi-da-day1

Các ca phẫu thuật lớn như mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày dễ làm tổn thương các cấu trúc mô, cơ và phần mềm. Thông thường, sau các ca mổ, bệnh nhân thường xảy ra tình trạng rối loạn tạng phủ, hệ thống tỳ vị. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, sức khỏe của người bệnh dễ bị suy giảm do nguy cơ nhiễm trùng cao, mất ngủ do tình trạng căng thẳng thần kinh…

Vì vậy, bệnh nhân sau mổ lưu thông hẹp môn vị dạ dày cần dùng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, nghĩ ngơi điều độ và có chế độ ăn uống hợp lí.

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ rất nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, hết lòng vì người bệnh

Top Bác Sĩ Dạ Dày Giỏi, Cực "Mát Tay", Nhiều Người Tin Tưởng - Thông Tin Liên Hệ

Xem ngay

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.