Ho là một trong những triệu chứng liên quan đến các bệnh lý của đường hô hấp. Tuy nhiên những trường hợp bị trào ngược acid dạ dày cũng có thể bị ho. Vậy thì vì sao trào ngược dạ day lại gây ho? Cách nhận biết bị ho do trào ngược acid dạ dày là gì? Phải khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp những vấn đề này nhé!
1. Vài điều cần biết về chứng trào ngược acid dạ dày gây ho
Vì sao trào ngược acid dạ dày gây ho?
Có không ít trường hợp bị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, đi khám bác sĩ thì lại cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện mình bị trào ngược acid dạ dày trong khi hệ hô hấp của mình thì lại hoàn toàn bình thường. Vậy thì do đâu mà trào ngược acid dạ dày khiến cho người bệnh bị ho?
Trào ngược acid xạ dày là một trong những bệnh lý của đường tiêu hóa, xảy ra khi các dịch vị, có khi là cả thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và lên miệng của người bệnh. Những dịch vị này (chủ yếu là dịch vị acid) cùng với sức nóng của nó khi bị trào ngược lên thường xuyên sẽ khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị bỏng, viêm loét. Chính vì thế mà khi dịch vị acid trào ngược lên cổ họng sẽ kích thích các bộ phận thực quản, khí quản, phế quản khiến người bệnh bị ho.
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, có tác dụng làm sạch phổi và loại sạch các yếu tố có thể gây nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu như tình trạng này kéo dài thì lại gây ra những ảnh hưởng vô cùng xấu đối với sức khỏe. Do đó cần phải phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu bệnh ho do trào ngược acid dạ dày
Khác triệu chứng ho do các bệnh về đường hô hấp, ho do trào ngược acid dạ dày có những dấu hiệu khác biệt. Cụ thể như sau:
+ Người bệnh có cảm giác đau vùng cổ do viêm họng.
+ Thấy nóng ran ở vùng thượng vị và vùng cổ họng.
+ Thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn.
+ Có cảm giác đau sau vùng xương ức, đau rát giữa ngực.
+ Ho khan, ho nhiều về đêm, sau khi ăn hoặc nằm.
Trên đây là những biểu hiện ho do chứng trào ngược da dày, thông thường những biểu hiện này khá dễ nhận biết, chỉ cần chú ý một chút là sẽ phát hiện được những bất thường trong lúc ho. Tuy nhiên, khi bị ho khan bạn nên chú ý vì nó rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh hen phế quản.
Ho do bị trào ngược acid dạ dày có gây nguy hiểm không?
Dù là ho do bị các bệnh lý về đường hô hấp hay ho vì chứng trào ngược thực quản thì chúng cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, làm cho người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, lâu dần dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Với chứng ho do trào ngược acid dạ dày, chúng còn có thể gây ra những biến chứng như:
+ Làm tổn thương niêm mạc thực quản, niêm mạc họng dẫn đến tình trạng sưng viêm, gây phù nề họng.
+ Gây nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm họng mãn tính.
+ Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hen suyễn.
+ Tác động đến dây thanh quản, gây mất tiếng, khản tiếng làm cản trở đến những hoạt động giao tiếp của người bệnh.
Vì ho gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó khi thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám và tìm cách điều trị cho mình càng sớm, càng tốt.
2. Cách khắc phục tình trạng ho do trào ngược acid dạ dày
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây để chữa trị, các bạn có thể khắc phục chứng ho do trào ngược acid dạ dày bằng cách áp dụng những mẹo nhỏ dân gian kết hợp với xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học hàng ngày. Cụ thể:
Áp dụng các mẹo dân gian chữa ho do trào ngược acid dạ dày
Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn hai cách chữa ho bằng mẹo dân gian vừa đơn giản, vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
+ Kết hợp lá hẹ và mật ong
Mẹo nhỏ từ lá hẹ và mật ong là một trong những cách mang lại tác dụng rất tốt trong việc chữa ho do trào ngược acid dạ dày gây ra. Các bạn có thể thực hiện bài thuốc này như sau: Lấy một nắm lá hẹ tươi, mang đi rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn, cho thêm mật ong nguyên chất vào rồi đem đi chưng cách thủy. Sau khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp, bạn dùng hỗn hợp vừa chưng xong để ăn.
Hãy kiên trì thực hiện bài thuốc này trong khoảng từ 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy bất ngờ với tác dụng mà nó mang lại đấy nhé.
+ Củ cải trắng kết hợp gừng tươi
Bạn chỉ cần lấy khoảng 2 – 3 củ cải trắng (cải đường) gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc sau đó bỏ vào máy xay xay nhuyễn cùng với khoảng 5 lát gừng tươi. Dùng rây hoặc bọc đem lọc lấy nước cốt để uống. Cách làm này vô cùng đơn giản, ít tốn thời gian và cũng là cách chữa ho rất tốt mà bạn nên áp dụng.
Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, để bệnh nhanh hồi phục và cũng là để tránh được nguy cơ bệnh quay lại làm phiền lần thứ 2, trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bạn nên chú ý một số vấn đề như sau:
+ Người bị trào ngược dạ dày không nên ngồi hoặc nằm với tư thế gập người, khi ngủ nên kê cao gối.
+ Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng, không vừa ăn vừa uống.
+ Không ăn quá no trong một lần, nên chia những bữa chính thành các bữa nhỏ để sử dụng trong ngày. Chia thành 4 – 5 bữa trong ngày sẽ đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế được trào ngược hiệu quả.
+ Cần chú ý bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi. Tránh ăn những thức ăn các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như socola, cà phê, đồ ăn dầu mỡ.
+ Nên ăn các thức ăn đặc, khô, giàu tinh bột. Tránh ăn nhiều các thức ăn loãng.
+ Trong trường hợp cần phải dùng đến thuốc Tây để điều trị, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không được tự ý mua thuốc về uống.
+ Nếu như áp dụng các biện pháp như trên mà cảm thấy bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên đi khám ngay.
Trên đây là những thông tin và cách khắc phục tình trạng ho do trào ngược thực quản gây ra. Các bạn có thể tham khảo bài viết này để hiểu hơn chứng bệnh cũng như biết được cách tự khắc phục tình trạng này cho bản thân. Chúc bạn luôn khỏe!
Có thể bạn muốn xem
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!