Việc áp dụng đúng cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết. Trong khi nếu không điều trị dứt điểm thì những biểu hiện bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Vấn đề trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề về sức khỏe mà rất nhiều chị em gặp phải trong quá trình mang thai. Nhiều chị em cảm thấy khá hoang mang vì những biểu hiện bệnh thường gây cảm giác chán ăn làm cho cơ thể luôn mệt mỏi. Hiểu được nỗi khổ tâm này, chuyên trang chuyenkhoadaday sẽ đưa ra một vài cách chữa trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai. Những điều này hết sức đơn giản để thực hiện nhưng có thể mang lại cho bạn sự cải thiện đáng kinh ngạc.
Vì sao bà bầu hay bị trào ngược dạ dày
Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh trào ngược dạ dày, trong khi đó phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Trong trường hợp này, các bà mẹ không chỉ phải chịu những khó chịu với sự thay đổi trong cơ thể mà còn xuất hiện những triệu chứng trào ngược dạ dày như: nóng rát vùng ngực dưới, ợ chua, đắng ở vùng miệng và vùng hầu.
Thực chất không phải ngẫu nhiên mà nhiều chị em khi mang thai lại rơi vào trường hợp này, trường hợp trào ngược dạ dày thường xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố cũng như sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể để phù hợp với vai trò mới. Cụ thể, đó là do những nguyên nhân sau:
- Nội tiết tố progesterone tăng lên làm cho cơ tử cung giãn nở đồng thời cũng làm giãn nỡ cho van dạ dày. Lúc này acid dạ dày sẽ tràn ra làm cho bao tử có cảm giác khó chịu. Đồng thời còn làm chậm lại các cơn co thắt của thực quản và ruột khiến cho việc tiêu hóa chậm hơn.
- Thai nhi lớn dần sẽ đè lên dạ dày tạo ra lực đẩy các dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Việc ăn uống kém khoa học cũng dễ gây ra rối loạn tiêu hóa, tích tụ thức ăn ở dạ dày và gây nên tình trạng trào ngược.
Những biểu hiện trào ngược dạ dày không những gây khó chịu mà còn gây cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Đó là do cơ thể không hấp thụ đủ dinh dưỡng nên không đủ cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể của người mẹ cũng như quá trình mang thai.
Mẹo chữa và giảm trào ngược dạ dày ở bà bầu
Việc điều trị bất cứ một căn bệnh nào trong thời kì mang thai cũng cần phải sử dụng các biện pháp an toàn. Việc sử dụng thuốc để chống lại các triệu chứng trào ngược dạ dày không được khuyến khích áp dụng vì thành phần của thuốc ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chính vì vậy mà bạn nên áp dụng các biện pháp đơn giản mà không kém phần hiệu quả như sau:
1/ Chia các bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ
Chúng ta hay ăn thành ba bữa chính trong ngày nhưng nếu muốn chữa trào ngược dạ dày khi mang thai thì các mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ hơn. Điều này làm cho lượng thức ăn từng đợt vào trong dạ dày ít hơn nên dạ dày sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời khi lượng thức ăn không bị dư thừa thì lượng acid hình thành trong dạ dày cũng sẽ được hạn chế.
Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn có thời gian ăn nhiều hơn, chậm rãi và nghiền nát được thức ăn. Điều này không chỉ có tác dụng chữa trị trào ngược dạ dày mà còn giúp cho em bé hấp thu được thức ăn một cách dễ dàng hơn. Như vậy không chỉ điều trị được bệnh cho mẹ mà còn hỗ trợ được sự phát triển của bé.
2/ Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế nằm nghiêng qua bên trái là tư thế được khuyến khích nên áp dụng khi bị trào ngược dạ dày. Vì khi nghiêng qua bên trái, dạ dày sẽ ở dưới cuống họng còn cuống họng thì nằm ngang so với cơ thể. Điều này làm cho dịch vị cũng như thức ăn tồn đọng lại trong dạ dày. Lúc này những cơn co thắt thực quản sẽ tránh được chất trào lên cuống họng và thực quản. Bên trái cũng là nơi tập trung các lympho bạch huyết, chính vì vậy mà khi nghiêng qua bên trái sẽ dễ lọc bỏ độc tố qua ống ngực và hạch bạch huyết hơn.
Đây cũng là tư thế giúp trẻ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng của người mẹ thông qua nhau thai. Vì vậy mà khi mẹ bị trào ngược dạ dày thực quản thì các bác sĩ hay khuyến khích áp dụng cách này.
3/ Uống sữa
Sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thụ mà còn giúp chữa các triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai. Vì sữa có tính kiềm và có khả năng trung hòa axit, hạn chế được sự dư thừa axit dẫn đến tình trạng trào ngược. Chính vì vậy mà khi mang thai mẹ nên uống sữa ít béo, không béo hoặc sữa hạnh nhân vừa giúp ích cho cơ thể mà còn hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.
4/ Hạn chế căng thẳng stress
Thời kì mang thai nhất là đối với những người mang thai giai đoạn đầu, việc cơ thể thay đổi bất thường và dễ mắc bệnh thường tác động không nhỏ đến tâm lý làm cho các mẹ hay lo lắng và mệt mỏi. Trong khi đó tình trạng lo lắng, stress không những làm ảnh hưởng đến công việc mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ.
Cụ thể các nhà nghiên cứu đã chứng minh được stress khi mang thai làm gia tăng khả năng mắc trào ngược dạ dày ở mẹ bầu. Đó là do khi cơ thể bị căng thẳng thì hệ thần kinh sẽ kích thích sản xuất nhiều cortisol, hoạt chất này có thể dập tắt khả năng tự bảo vệ của dạ dày. Đồng thời còn gia tăng acid dạ dày và Pepsin. Trong đó Pepsin có khả năng kích thích phản ứng trào ngược dạ dày, phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mac, làm cho acid dạ dày dễ dàng phá hủy niêm mạc thực quản hơn. Nguy hiểm hơn, pepsin còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản làm cho hoạt động của cơ thắt thực quản bị yếu đi khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng gia tăng.
5/ Không ăn quá khuya
Dạ dày hoạt động cả ngày nên buổi tối cần có thời gian để nghỉ ngơi và củng cố hoạt động. Nếu ăn quá khuya sẽ làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, lúc này hiệu quả sẽ tự động suy giảm. Chính vì vậy mà lượng thức ăn sẽ tồn đọng lại trong dạ dày, kích thích tiết nhiều acid làm cho tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng trầm trọng hơn.
Chính vì vậy dù trong thời gian mang thai cần cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn nhưng các mẹ cũng không nên ăn quá khuya. Tốt nhất bữa ăn cuối cùng nên cách thời gian ngủ khoảng 3 tiếng.
6/ Uống nước giữa các bữa ăn
Nước cũng có tác dụng rất tốt đối với việc điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu. Nếu cung cấp đủ nước sẽ trung hòa được axit trong dạ dày. Do nước có tính trung tính nên khi hấp thụ sẽ làm loãng axit trong dạ dày.
Vì vậy việc uống nước vào giữa các bữa ăn rất quan trọng, bạn không nên uống nhiều nước mà hãy uống từng ngụm nhỏ thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
7/ Không mặc đồ quá chật
Thời kì mang thai cân nặng lên liên tục sẽ tạo áp lực nhiều hơn cho dạ dày. Vì vậy bạn không nên mặc quần áo quá chật mà hãy chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái để tránh gây khó chịu cho dạ dày, hạn chế được tình trạng ép acid vào thực quản.
8/ Uống nước gừng
Chúng ta cũng nên dùng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày vừa hiệu quả mà lại mang tính an toàn cao. Theo quan niệm của dân gian thì nguyên liệu này có khả năng giảm đau, chống viêm nhiễm. Còn các nhà khoa học nghiên cứu trong gừng có nhiều hoạt chất có thể ức chế hình thành prostaglana giúp trung hòa acid, tăng cường hoạt động của gan mật.
Mẹ bầu có thể tự làm món trà gừng uống mỗi ngày để hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày bằng các bước như sau:
- Củ gừng rửa sạch bùn đất, gọt bỏ vỏ rồi thái nhỏ đựng trong cốc.
- Bỏ gừng và nước vào đun sôi rồi cho thêm đường vào.
- Cho hỗn hợp nước gừng vào cốc và hãm thành trà.
- Uống hàng ngày thì những biểu hiện bệnh sẽ suy giảm.
9/ Kê gối cao khi nằm
Việc nằm ngủ đúng tư thế cũng rất quan trọng. Bạn nên dùng gối hơi cao để tránh trường hợp dạ dày và thực quản nằm trên một đường thẳng dễ gây trường hợp trào ngược. Tư thế này cũng giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được tiến hành dễ dàng hơn.
10/ Hạn chế dùng chất kích thích, rượu bia và thuốc lá
Đây là nhóm những chất không nên sử dụng vì có hại cho sức khỏe của chúng ta, đối với phụ nữ mang thai thì càng phải hạn chế. Nhóm các chất kích thích này không tốt cho hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày. Cụ thể nicotin trong thuốc lá có thể làm giãn cơ, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, ngoài ra nguyên liệu này còn giảm tiết nước bọt, kích thích hình thành Saliva có khả năng giảm axit dạ dày.
Việc áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Chính vì vậy mà trong quá trình điều trị, các mẹ phải hết sức bình tĩnh và thật sự kiên trì thì mới thấy được hiệu quả. Nhiều bà mẹ thấy không hết bệnh hay có tâm trạng lo lắng chỉ làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Một số lưu ý khi bị trào ngược dạ dày khi mang thai
Ngoài những cách điều trị trào ngược dạ dày đơn giản mà chúng tôi giới thiệu ở phần trên, để phát huy tác dụng hơn nữa của việc điều trị bệnh, bạn cần chú ý một vài điều như sau:
- Tâm trạng của mẹ phải luôn luôn thoải mái, tránh căng thẳng mêt mỏi càng tạo áp lực làm cho dạ dày hoạt động kém hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ cũng như sự phát triển của bé. Ngoài việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết, các mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, rượu bia và cac chất kích thích không có lợi cho hoạt động của dạ dày.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ nâng cao được sức đề kháng, đồng thời tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
Chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bạn chữa trào ngược dạ dày khi mang thai hiệu quả nhất. Đừng chủ quan trước những biểu hiện của căn bệnh này mà phải tiến hành các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà một thời gian mà không thấy hiệu quả thì bạn nên đến gặp bác sãi để được tư vấn cách chữa trị bệnh hiệu quả hơn.
BTV Thùy Linh
Người bệnh nên tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!