Bạn đã biết axit trong dạ dày là gì chưa?

Axit dạ dày là thành phần không thể thiếu trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Nhờ có axit dịch vị, chúng ta có thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thức ăn. Tuy nhiên, các loại axit dạ dày nếu dư thừa cũng không tốt cho sức khỏe dạ dày. Vậy, axit dạ dày của chúng ta gồm những thành phần gì? Tình trạng axit dạ dày dư thừa sẽ có những ảnh hưởng ra sao?

Axit dạ dày là gì? Thành phần ra sao?

Thành phần chính của axit dạ dày là axit HCl (Acid Clohydric). Nồng độ axit HCl thông thường trong dạ dày dao động khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l. Độ pH thông thường tương ứng 4 và 3.

Công dụng chính của axit dạ dày là giúp hòa tan các loại muối khó tan trong quá trình ăn uống. Axit clohydric còn có tác dụng xúc tác các phản ứng thủy phân những loại chất trong thực phẩm như: đạm, chất đường bột,… Những chất thành sẽ được thủy phân thành các thành phần đơn giản, cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Vai trò của việc cân bằng axit dạ dày

Axit dạ dày cần được cân bằng để ổn định môi trường tiêu hóa trong dạ dày. Nồng độ axit dạ dày khi tăng lên hoặc giảm xuống dưới mức bình thường đều co thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

Nếu nồng độ axit HCl quá thấp (dưới 0,0001 mol/l và pH > 4,5) sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa khó khăn. Chính vì vậy bạn sẽ bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu. Nếu lượng axit dạ dày quá thấp, các vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi hơn trong hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Trong đó, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.

Khi nồng độ axit tăng cũng có thể gây ra các bệnh dạ dày. Khi lượng HCl vượt mức 0,001 mol/l và pH dưới 3,5 sẽ khiến cho các vấn đề như đắng miệng, ợ chua, ợ hơi, nóng trong lồng ngực, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…

Dư axit dạ dày có thể dẫn tới trào ngược dạ dày gây ho: Nhận biết trào ngược axit dạ dày gây ho và cách chữa

Những cách làm giảm axit dạ dày

Axit dạ dày khi tiết ra quá nhiều và dư thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày của bạn. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu tăng axit dạ dày, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để làm giảm tình trạng axit dạ dày:

  • Tránh sử dụng các loại thức uống có gaz, hạn chế dùng các loại nước có nhiều axit dạ dày như nước chanh, nước cam,… Các thức uống này có thể khiến cho tình trạng dạ dày trở nên khó chịu hơn.
  • Các thực phẩm chua cay, nhiều gia vị cay nóng cũng nên hạn chế dùng nếu bạn đang bị tăng axit dạ dày.
  • Không nên hút thuốc lá, sử dụng các thức uống có cồn như bia, rượu vì khiến cho lượng axit dạ dày tăng lên cao, gây ra trào ngược dạ dày và các bệnh dạ dày như viêm loét, xuất huyết tiêu hóa,…
  • Mỗi sáng nên dùng 1 ly nước ấm để giúp làm sạch đường ruột và giúp làm loãng axit dạ dày còn dư thừa sau một giấc ngủ.
  • Bổ sung các loại trái cây mọng nước, không có vị chua vào thực đơn hàng ngày.
  • Không nên nhịn đói, cần ăn uống đúng giờ để tránh axit dạ dày tăng cao.
  • Chú ý ngủ sớm để tránh tăng axit dạ dày.

Bạn có thể tham khảo: Người bị dư axit dạ dày nên ăn gì?

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về axit dạ dày và những cách để tránh tình trạng axit dạ dày tăng cao. Hi vọng bạn sẽ cải thiện được tình trạng tăng axit dạ dày khó chịu. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Ẩn

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.