Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tình trạng sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này sẽ làm tăng khả năng phục hồi và kéo dài được thời gian sống cho bệnh nhân. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp phổ biến được dùng để xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày, hãy cùng theo dõi nhé.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

1. Nội soi dạ dày

Khi nhắc đến các phương pháp thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa trong đó có ung thư dạ dày, trước tiên chúng ta cần phải nhắc đến nội soi dạ dày.

Đây là phương pháp ngày càng được nhiều người sử dụng trong chẩn đoán bệnh và cũng được xem là phương pháp chính trong việc chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày. Cách thực hiện phương pháp này như sau: Các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ, máy móc chuyên biệt để luồn một ống nhỏ có đầu dò từ miệng hoặc mũi của bệnh nhân, xuống thực quản sau đó xuống dạ dày. Thông qua đầu dò được gắn vào ống nội soi, bác sĩ sẽ quan sát được trực tiếp dạ dày, phát hiện chính xác các dấu hiệu bất thường của dạ dày, từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác gần như tuyệt đối về tình trạng bệnh.

Nội soi dạ dày - Phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán ung thư dạ dày
Nội soi dạ dày – Phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán ung thư dạ dày

Nội soi dạ dày có thể phát hiện được ung thư dạ dày là lành tính hay ác tính, xác định chính xác được phạm vi thương tổn bên trong dạ dày, từ đó giúp các bác sĩ dễ dàng đưa ra một phác đồ điều trị bệnh phù hợp cho người bệnh.

Mặc dù phương pháp này mang lại kết quả chẩn đoán chính xác, tốn kém ít thời gian, tuy nhiên chúng cũng tồn tại một số hạn chế. Nội soi dạ dày có thể làm đau họng, rách lớp niêm mạc thực quản, dạ dày, có thể bị buồn nôn và nôn, gây tình trạng trào ngược… Nhưng những trường hợp không mong muốn này rất ít khi xảy ra, bạn đừng nên lo lắng quá mà cứ yên tâm nội soi.

2. Chụp X quang

Đây cũng là một trong những phương pháp được dùng phổ biến để chẩn đoán bệnh, kể cả ung thư dạ dày. Nguyên lý của cách chẩn đoán này là các bác sĩ sẽ dùng một máy chụp phát ra các tia X (đây là loại tia có bức xạ năng lượng cao). Loại tia này có khả năng xuyên qua các mô mềm, chất lỏng trong cơ thể để đến tấm phim được đặt sau bộ phận cần chụp. Sau đó bác sĩ sẽ dựa vào tấm phim này để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Chụp X quang dạ dày cũng được tiến hành tương tự.

Chụp X quang giúp các bác sĩ phát hiện ra những thương tổn bên trong dạ dày, thấy được các tế bào ung thư ẩn trong niêm mạc dạ dày hay lớp nhầy dạ dày. Qua đó xác định được mức độ và phạm vi xâm lấn của tế bào ung  thư, tạo cơ sở để vạch ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Trước khi chụp X quang, để giúp phát sáng đường tiêu hóa trên phim X quang, người bệnh sẽ được chỉ định uống dung dịch Bari.

3. Siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày (siêu âm nội soi) là một trong những phương pháp mới được sử dụng trong thời gian gần đây để chẩn đoán căn bệnh ung thư dạ dày. Các bác sĩ sẽ sử dụng những sóng âm để tạo ra hình ảnh của cơ quan cần siêu âm, với trường hợp chẩn đoán ung thư dạ  dày thì hình ảnh chính là dạ dày.

Với siêu âm tiêu chuẩn, các bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò hình que có gắn với các thiết bị khác rồi trượt trên da ở vùng bụng. Khi dò, sóng âm sẽ phát ra âm thanh nếu dò trúng nội tạng, từ màn hình máy tính bác sĩ dễ dàng quan sát được những bất thường trong dạ dày.

Trường hợp người bệnh siêu âm nội soi, các bác sĩ sẽ tiến hành giống với nội soi dạ dày. Chính vì thế siêu âm nội soi mang lại kết quả chẩn đoán chính xác hơn siêu âm tiêu chuẩn.

Siêu âm dạ dày rất hữu ích trong việc phát hiện tế bào ung thư và giúp xác định chính xác tình trạng xâm lấn của chúng đến các tế bào khác.

4. Chụp CT

Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp chụp CT
Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp chụp CT

Chụp CT thực chất là việc sử dụng nhiều tia X tác động lên cơ quan cần chụp theo lát cắt ngang, thông qua phần xử lý của máy vi tính sẽ tạo ra các hình ảnh 2 hoặc 3 chiều về cơ quan cần chụp mà ở đây chính là dạ dày. Chụp CT cho ra nhiều hình ảnh hơn chụp X quang.

Phương pháp có khả năng giúp hiển thị rõ phạm vi của ung thư trong và ngoài dạ dày. Nó thường được chỉ định dùng cho người bị ung thư giai đoạn giữa và cuối để các bác sĩ có thể nắm rõ mức độ di căn và tìm hướng điều trị cho phù hợp.

5. Xét nghiệm sinh thiết

Khi nhìn thấy điểm bất thường nào đó trong dạ dày thông qua một số thử nghiệm hoặc nội soi, để chắc chắn người bệnh có bị ung thư dạ dày hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm sinh thiết.

Đây là một thủ thuật được áp dụng để chẩn đoán bệnh, trong đó các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô ở cơ quan cần kiểm tra ra để quan sát dưới kính hiển vi. Thông qua bước này, có thể phát hiện được điều bất thường đang diễn ra ở cơ quan đó và đưa ra chẩn đoán về bệnh.

Áp dụng phương pháp xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày sẽ giúp xác định được tình trạng bệnh, quy mô lây lan của tế bào ung thư từ đó sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những phương pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, các phương pháp khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp cộng hưởng từ… cũng được sử dụng trong chẩn đoán. Tuy nhiên những cách chẩn đoán này thường mang lại kết quả khám ít chính xác nên nó sẽ chỉ được sử dụng khi những phương pháp trên không phát huy tác dụng hoặc được kết hợp với các phương pháp khác.

Các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư dạ dày nói riêng đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy, khi thấy dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám sớm. Đây là cách bạn tự giúp chính mình có cơ hội cao trong việc chữa khỏi bệnh hoặc giúp kéo dài thời gian sống cho chính bản thân mình. Chúc bạn mau khỏe!

Bài viết tham khảo

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ rất nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, hết lòng vì người bệnh

Top Bác Sĩ Dạ Dày Giỏi, Cực "Mát Tay", Nhiều Người Tin Tưởng - Thông Tin Liên Hệ

Xem ngay

Cập nhật lúc 14:25 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.