Hỏi: Thưa chuyên gia, tôi bị xuất huyết dạ dày và được các bác sĩ chỉ định là phải nằm viện. Vậy xin hỏi chuyên gia, với chứng bệnh này thì tôi cần phải nằm viện bao lâu và trong thời gian dưỡng bệnh, tôi cần phải lưu ý những vấn đề gì ạ? Xin cảm ơn!
(Nguyễn Hoài An, Hòa Bình)
Đáp: Xin cảm ơn bạn Hoài An đã gửi câu hỏi về cho chuyên gia của Chuyên khoa dạ dày. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
1. Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh mà có lẽ không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Hiểu một cách đơn giản đây là hiện tượng chảy máu dạ dày một cách ồ ạt và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nó thường là tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.
Bị xuất huyết dạ dày, triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là đau rát dữ dội vùng thượng vị, dần dần cơn đau lan ra khắp vùng bụng, bụng bị cương cứng, lúc này mặt bệnh nhân có dấu hiệu tái xanh, toát mồ hôi lạnh, có thể là nôn ra máu.
Ngoài ra, có một số trường hợp, người bệnh bị nôn ra máu mà không hề có một dấu hiệu nào báo trước. Có thể là máu tươi, hoặc máu đen, đôi khi còn nôn ra máu lẫn cả thức ăn do máu bị tụ trong dạ dày đã lâu. Nếu tình trạng bệnh còn nhẹ, người bệnh sẽ nôn ra máu ít, chỉ cảm thấy người hơi mệt mỏi và chưa thấy dấu hiệu thay đổi về tim mạch cũng như huyết áp. Trường hợp đã bị nặng, người bệnh nôn ra máu nhiều dẫn đến tình trạng mất máu cấp tính, làm cho người bệnh chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, hơi thở mạnh, chân tay lạnh, không bắt được nhịp tim… những triệu chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.
Do vậy, việc cấp cứu người bị xuất huyết dạ dày là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Khi có người bị xuất huyết, đầu tiên cần phải giữ được bình tĩnh, sau đó đỡ và đặt nạn nhân nằm lên giường. Lưu ý, phải hết sức nhẹ nhàng và cho nạn nhân nằm ở tư thế thẳng, đầu luôn luôn thấp hơn chân. Cần phải chú ý tránh tình trạng máu trào vào phổi người bệnh. Sau đó hãy cho nạn nhân uống thuốc cầm máu, trong trường hợp không có sẵn thuốc trong nhà, bạn hãy cho nạn nhân uống nước muối loãng. Xong bước sơ cứu, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
2. Bị xuất huyết dạ dày phải nằm viên trong thời gian bao lâu?
Đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, cần phải nằm viện bao lâu còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng hồi phục của từng bệnh nhân. Do đó không thể đem ra được một con số cụ thể. Nhưng theo như nghiên cứu và dựa trên thực tế của nhiều bệnh nhân thì thời gian nằm viện kéo dài từ 8 – 10 ngày, có trường hợp trên 10 ngày.
Bình thường, ở những trường hợp bệnh nhẹ thì chỉ cần sử dụng thuốc theo đúng lộ trình là sẽ khỏi. Trường hợp bệnh nặng sẽ phải cấp cứu, thông thường sau khi nhập viện, bác sĩ sẽ ngay lập tức tiến hành cầm máu khẩn cấp và có tới 70% có thể tự cầm máu được. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân bị chảy máu nặng nề cần phải có những ca can thiệp cấp cứu khẩn cấp của bác sĩ. Những trường hợp này thường là có vết loét, thủng dạ dày tại đường đi của các mạch máu lớn khiến cho việc cầm máu khó khăn.
Một số trường hợp sẽ được nội soi để xác định vị trí chảy máu và tiến hành cầm máu bằng cách chích chất làm xơ. Những trường hợp thất bại không thể chích chất xơ để cầm máu thì thường phải mổ để cấp cứu cầm máu bằng phương pháp khâu. Đối với một số đoạn ổ loét to, khó khâu, nghi ngờ ác tính có thể được chỉ định cắt đoạn dạ dày để tránh nguy cơ phát triển thành ung thư. Do đó, việc nằm viện tuy trong thời gian khá dài nhưng lại hết sức cần thiết, giúp người bệnh đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân của chính người bệnh.
3. Một số lưu ý trong thời gian dưỡng bệnh cho người bị xuất huyết dạ dày
Sau khi đã được can thiệp và điều trị bởi các bác sĩ, khoảng thời gian dưỡng bệnh cũng chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến khả năng và tốc độ hồi phục của bệnh nhân. Do đó, trong khoảng thời gian này, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Cần phải uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp bệnh nhanh khỏi.
- Để tránh gây thêm tổn thương cho dạ dày, người bệnh không được vận động mạnh, không nên đi lại quá nhiều, phải tuyệt đối nhẹ nhàng trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển.
- Vì các loại thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, do vậy chế độ ăn uống của người bệnh cũng cần phải đặc biệt quan tâm.
Người bệnh không được ăn các đồ ăn cứng, khó tiêu hóa, phải tránh xa các đồ uống có cồn, các chất kích thích, không ăn các loại thức ăn cay, nóng tránh làm cho tình trạng bệnh lại tái phát và nặng thêm. Nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa như các loại tinh bột, cá, trứng, sữa… các loại thức ăn này cần phải được chế biến kỹ bằng cách hấp, ninh, luộc kỹ cho dễ tiêu.
- Bệnh nhân cần phải giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, mệt mỏi làm dạ dày co bóp mạnh dẫn đến bệnh nặng thêm.
- Sau khi hồi phục, cần phải tập thói quen có lối sống lành mạnh, ngăn không cho tình trạng bệnh tái phát.
Mỗi chúng ta ai cũng đều hiểu rõ sức khỏe là vô cùng quan trọng, bảo vệ sức khỏe chính là bảo vệ tài sản cũng như tương lai của chúng ta. Khi có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể chúng ta cũng đều không được chủ quan. Bạn phải đi thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời tránh để bệnh nặng thêm. Đối với bệnh xuất huyết dạ dày cũng vậy,bị một lần và đã đi điều trị không có nghĩa là không còn mắc phải, do vậy cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tốt nhằm ngăn bệnh tái phát và ngăn việc xuất hiện các bệnh mới. Chúc bạn mau khỏe!
Có thể bạn cần:
– Chào Bác Sĩ , Em có người nhà bệnh Xuất Huyết Dạ Dày , Nhưng cứ mệt rồi hết mệt , Hạ Sốt rồi sốt , Vậy cho Em hỏi nghỉ ngơi đến bao lâu mới được khoẻ hẳn ạ ?