Xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi không may bị mắc căn bệnh này, giải pháp điều trị được cho là mang lại hiệu quả cầm máu nhanh chóng và tức thời giúp bảo vệ tính mạng cho người bệnh, đó là dùng thuốc. Vậy có những loại thuốc nào để cầm máu khi bị đau dạ dày? Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về những loại thuốc này ngay sau đây.
1. Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là hiện tượng chảy máu trong đường tiêu hóa. Những người bị xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến bị mất máu nhiều đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vì sao bị xuất huyết dạ dày?
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng xuất huyết dạ dày. Các nguyên nhân chủ yếu chúng ta thường gặp có thể kể đến là:
+ Do bị viêm loét dạ dày: Có thể nói, viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh xuất huyết dạ dày. Khi các vết loét ở dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng mà không được điều trị kịp thời, nó sẽ tác động đến các mạch máu và gây nên tình trạng chảy máu trong dạ dày.
+ Do sử dụng quá nhiều các đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc dùng nhiều đồ ăn chứa nhiều kiềm hoặc acid: Các chất này khi đi vào dạ dày sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày bị tổn thương từ đó dẫn đến hiện tượng xuất huyết.
+ Do mắc các bệnh làm tăng áp lực tĩnh mạch: Những người bị mắc các bệnh như như bệnh ung thư dạ dày, bệnh máu đông chậm, xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan… thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ngoài ra ,tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, sử dụng nhiều các loại chất kích thích hoặc do tác dụng phụ của thuốc chống viêm… cũng là những nguyên nhân gây nên xuất huyết dạ dày.
Triệu chứng của xuất huyết dạ dày là gì?
Người bị xuất huyết dạ dày thường có các biểu hiện rất dễ nhận biết. Cụ thể:
+ Đau vùng thượng vị một cách dữ dội.
+ Người bệnh bị giảm cân, cơ thể luôn luôn mệt mỏi.
+ Nôn ra máu là triệu chứng đặc trưng của bệnh xuất huyết dạ dày.
+ Đại tiện ra phân đen hoặc có lẫn máu tươi.
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, các triệu chứng của nó gây ra làm người bệnh đau đớn, khó chịu thậm chí là đe dọa đến tính mạng cho người bệnh. Do đó, khi bị cần có biện pháp điều trị nhanh chóng.
2. Các loại thuốc nào được dùng để cầm máu khi bị xuất huyết dạ dày?
Người bệnh bị xuất huyết dạ dày, thậm chí có trường hợp bị nôn ra máu sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như cứ để tình trạng chảy máu tiếp diễn. Vì thế, bước sơ cứu cầm máu cho người bệnh trước khi đưa đến các cơ sở y tế là vô cùng quan trọng. Các loại thuốc cầm máu được sử dụng phổ biến khi bị xuất huyết dạ dày là:
♦ Loại thuốc cầm máu theo cơ chế làm co tiểu động mạch
Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng làm các tiểu động mạch nhỏ lại, giúp làm giảm lượng máu bị chảy. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định là thuốc Carbazochrome dihydrate (adrenoxyl, adona) và thuốc Adrenalin. Trong đó:
+ Thuốc Adrenalin: Đây là loại thuốc dùng để cầm máu ổ viêm loét dạ dày gây xuất huyết, nó được sử dụng để tiêm cầm máu thông qua phương pháp nội soi.
+ Thuốc Carbazochrome dihydrat: Loại thuốc này cũng được sử dụng để cầm máu tại chỗ. Tuy nhiên, khác với Adrenalin, nó có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc uống.
♦ Các loại thuốc tổng hợp có tác dụng cầm máu, đông máu
Với tác dụng đông máu, cầm máu các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng trong việc cầm máu khi bị xuất huyết dạ dày. Các loại thuốc được chỉ định là Posthypophyse và Vitamin K:
+ Vitamin K: Có tác dụng tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X ngay tại gan. Nó là thuốc tạo ra prothrombin có tác dụng hỗ trợ cầm máu tiêu hóa. Vitamin K được chia thành 2 loại:
- Vitamin K1: Có nguồn gốc từ thực vật.
- Vitamin K2: Có nguồn gốc từ động vật.
Trong trường hợp chức năng gan còn tốt thì Vitamin K mang lại hiệu quả cầm máu trên 24 giờ nên được ưu tiên sử dụng cho người bị xuất huyết tiêu hóa nặng.Sử dụng theo liều 6, 8, 12 ống trong 24 giờ, mỗi ống 5 mg tùy theo mức độ xuất huyết tiêu hóa nặng hay nhẹ mà bác sĩ kê liều phù hợp.
Thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp chảy máu đường mật nhưng chức năng gan còn hoạt động tốt.
+ Thuốc Posthypophyse: Đây là loại thuốc dạng bột, nó có tác dụng làm co mạch trung ương, làm giãn mạch ngoại vi và giảm áp lực tĩnh mạch gánh.
Với thuốc này, mỗi lần dùng từ 20 – 40 đơn vị, hòa chúng với huyết thanh ngọt đẳng trương 5%. Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch với tốc độ 40 – 50 giọt/ phút. Liều dùng 250 – 300 ml. Sử dụng thuốc từ 2 – 5 ngày sẽ giảm hẳn các triệu chứng bệnh.
Được chỉ định dùng trong các trường hợp xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản và không dùng cho bệnh nhân bị đau thắt ngực.
♦ Loại thuốc cầm máu theo cơ chế ức chế men Plasminogen
Loại thuốc cầm máu thường được các bác sĩ chỉ định dùng để cầm máu xuất huyết dạ dày là loại thuốc có cơ chế hoạt động ức chế Plasminogen trở thành plasmin. Với tác dụng làm tiêu fibrin, plasmin có thể làm tan cục máu đông trong vòng 4 – 6 giờ đồng hồ. Ức chế Plasminogen sẽ làm giảm lượng plasmin, do đó làm chậm quá trình tan cục máu đông trên vết loét, vì vậy hạn chế được tình trạng chảy máu.
Các loại thuốc được chỉ định trong nhóm này là Hemocapol, Transkin.
+ Thuốc Hemocaprol: Liều dùng ống 10 ml. Tương đương khoảng 2gr axit epsilonaminocaproic. Nó có tác dụng chính là ức chế plasminogen nhằm ngăn chặn cục máu đông tan nhanh. Chỉ sử dụng 1 ống tiêm trong vòng 3 -4 ngày.
+ Thuốc Transkin: Cách dùng cũng tương tự như Hemocaprol.
Ngoài những loại thuốc trên, các bạn cũng có thể dùng cách truyền máu tươi cùng nhóm, đây là biện pháp bổ sung sau khi đã cho bệnh nhân cầm máu tránh tình trạng mất máu nhiều trong quá trình điều trị.
3. Cần lưu ý gì khi bị xuất huyết dạ dày để bảo vệ tính mạng?
Như đã nói ở trên, các triệu chứng xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Để bảo vệ tính mạng, giúp tình trạng bệnh nhanh hồi phục cũng như là biết cách để phòng tránh bệnh, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
♦ Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
- Tiến hành sơ cứu:
Với những người bị xuất huyết, quá trình sơ cứu đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ tính mạng cho người bệnh trước khi được chuyển đến các cơ sở y tế. Khi thực hiện sơ cứu, bạn cần chú ý một số điều như sau:
+ Bước 1: Cho người bệnh nằm trên giường với tư thế thẳng, ngay ngắn, kê cao hai chân. Nhớ là tuyệt đối không cho bệnh nhân di chuyển vì sẽ làm cho máu chảy nhiều hơn.
Cần phải chú ý tình trạng của bệnh nhân, tránh tình trạng máu tràn nhiều làm sặc phổi. Phải hết sức nhẹ nhàng trong quá trình chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
+ Bước 2: Để làm giảm tình trạng chảy máu, cho người bệnh sử dụng các loại thuốc cầm máu như trên. Trường hợp trong nhà không có sẵn các loại thuốc này, bạn có thể thực hiện theo các sau:
Lấy 6 – 8g muối tinh hòa với khoảng 100ml nước lọc cho bệnh nhân uống.
+ Bước 3: Sau khi thực hiện sơ cứu cầm máu, cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị.
- Quy trình cấp cứu:
Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp điều trị cho bệnh nhân theo các bước sau:
+ Hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân: Bệnh nhân luôn được đặt nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân, phải chuẩn bị ống nội khí quản cho bệnh nhân phòng trường hợp máu bị tràn làm sặc phổi. Sau đó các bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ cần thiết để theo dõi nước tiểu, rửa sạch dạ dày, lấy máu xét nghiệm.
+ Hồi phục và chống sốc: Các bác sĩ sẽ truyền dung dịch keo, dung dịch NaCl 0,9%… để chống sốc cho bệnh nhân.
+ Truyền máu cho bệnh nhân: Trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu chống mất máu.
+ Điều trị cầm máu theo nguyên nhân: Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ quyết định can thiệp cầm máu cho bệnh nhân bằng cách nào. Có thể là dùng thuốc, bằng nội soi hay được chỉ định phẫu thuật nếu tình trạng bệnh nặng và khó tự cầm máu.
♦ Cần làm gì để bệnh nhanh hồi phục?
Sau khi được điều trị tại bệnh viện, để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng cũng như là để tránh được căn bệnh này tái phát, bạn cần chú ý một số điều như sau:
+ Cần thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ hàng ngày cho hợp lý. Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Không thức khuya tránh để bệnh nặng thêm.
+ Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày để bệnh mau lành. Trường hợp bị xuất huyết dạ dày, cần ăn và nên tránh các loại thực phẩm sau đây:
- Cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng giảm tiết dịch vị dạ dày như: Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, mật ong, bánh mì, bánh quy… Hạn chế ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích… các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì chúng gây tình trạng khó tiêu.
- Ăn nhiều rau củ non để tăng cường vitamin cho cơ thể, cung cấp khoáng chất ít xơ.
- Không sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
- Không sử dụng đồ ăn cay, nóng, các loại trái cây có chứa nhiều acid như cam, chanh, xoài…
+ Nên dành ra 30 – 60 phút mỗi ngày để tập thể dục, nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Thường xuyên đi thăm khám theo sự chỉ định của bác sĩ để theo dõi và nắm rõ được tình trạng bệnh của mình.
Trên đây là những hiểu biết cơ bản và cần thiết về căn bệnh xuất huyết dạ dày, bài viết cũng đã đề cập đến các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị xuất huyết dạ dày. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn về việc điều trị bệnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn mau khỏe
Có thể bạn muốn xem
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!