Dùng chè dây chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian đã được biết đến từ lâu và mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, có một vài lưu ý bạn nên biết để tránh sử dụng sai cách dẫn đến việc tốn thời gian mà không mang lại hiệu quả.
Công dụng chữa bệnh của chè dây
Từ xa xưa, chè dây đã được biết đến như là một loại thảo dược chữa bệnh rất hữu hiệu. Nó được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh như mất ngủ, kháng viêm, giải độc gan… Theo đông y, chè dây có vị ngọt, đắng, có tác dụng kháng viêm và giải độc mạnh. Do đó, nó thường được dùng như một loại trà giải nhiệt, kháng viêm. Cũng chính vì vậy mà ở một số dân tộc ít người vùng núi Tây Bắc, họ sử dụng trà dây để nấu nước uống hàng ngày.
Đặc biệt, trong cây chè dây có các thành phần hóa học chủ yếu là tanin, flavonoid và đường, các dược chất này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.Theo nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai, viện Y học cổ truyền Viện E, chè dây có tác dụng diệt và làm sạch vi khuẩn Helicobarter pylori (khuẩn HP) bởi 90% bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính đều do vi khuẩn này gây ra. Do đó để nhanh khỏi, cần phải diệt được xoắn khuẩn này và chè dây là vị thuốc hoạt tính kháng sinh tự nhiên rất tốt để điều trị.
Bên cạnh đó, chè dây còn kháng viêm, làm liền vết loét hiệu quả. Trong cây chè dây có hoạt chất flavonoid, hoạt chất này có tác dụng chống độc, chống loét, chống viêm vì thế sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh rất nhanh. Hiệu quả của nó không thua kém gì thuốc Tây y. Đặc biệt là có thể sử dụng nó để chữa đau dạ dày cho cả trẻ em trên 5 tuổi và không ảnh hưởng đến gan, thận.
Cách sử dụng chè dây để chữa đau dạ dày
Mặc dù chè dây có rất nhiều công dụng để chữa bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng nó để có hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là trong điều trị bệnh dạ dày.
→ Cách lựa chọn chè dây:
Để có thể chữa đau dạ dày bằng chè dây đạt hiệu quả cao, đầu tiên bạn phải đảm bảo mua được chè dây tốt. Chè dây là loại cây thường mọc ở những vùng cao như Sa Pa, Lâm Đồng, Đà Lạt… Có được loại chè dây nguyên chất là tốt nhất. Sau khi được hái từ trong rừng về, chỉ qua sơ chế thủ công, không qua chất bảo quản sẽ rất tốt cho người bệnh khi uống.
Tuy nhiên, nếu như không thể mua được chè dây nguyên chất, bạn cần lưu ý khi sử dụng các thành phẩm đã qua chế biến. Thông thường, người sử dụng thường hoang mang khi mua phải chè dây có lấm tấm trắng như mốc. Theo các nhà khoa học, trà dây có lấm tấm trắng như mốc là chuyện bình thường, bởi do nhựa cây và phấn của nó. Càng có nhiều nhựa và phấn thì chứng tỏ chè dây đó là thật và càng có hiệu quả khi sử dụng.
→ Cách sử dụng:
Cách đơn giản nhất để chữa đau dạ dày bằng chè dây là bạn hãm chè với nước sôi để sử dụng hàng ngày, có thể sử dụng cả chè tươi hoặc chè khô. Bạn có thể dùng từ 30 – 50g/lần và uống liên tục trong vòng 15 – 20 ngày. Sau thời gian này, các chứng như buồn nôn, đau thượng vị sẽ ít xuất hiện hẳn đi.
Uống chè dây nhiều có tác dụng phụ hay không?
Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về tác dụng chữa đau dạ dày của chè dây, bởi tác dụng của loại thảo dược này đã được Viện dược liệu của bộ y tế và các bệnh viện lớn kiểm chứng thông qua thực tiễn. Điều đặc biệt, chè dây không mang độc tính, nên khi sử dụng, dù nhiều hay ít đều không gây ra tác dụng phụ. Đa phần khi sử dụng thuốc Tây, nó thường kèm theo các tác dụng phụ như buồn nôn, bụng đầy hơi, mệt mỏi còn đối với chè dây thì không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Do đó khi bị đau dạ dày, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc Tây y thì sự lựa chọn chè dây là một lựa chọn tốt và vô cùng hiệu quả.
Lưu ý, khi đã sử dụng chè dây một thời gian mà dấu hiệu của bệnh không mất hoặc giảm đi, bạn nên đến gặp bác sĩ để heo dõi tình trạng bệnh và có được những phác đồ điều trị tốt nhất.
Bạn nên tìm hiểu thêm
tôi bị viên dạ day HP dương tính khi được bác sĩ kê đơn uống thuoocstheo chỉ dẫn BS nhưng uông vào tôi buồn nôn, xin hỏi BS có phải cơ thể tôi bị kháng thuốc rồi không?