Góc chia sẻ: “Tôi là Tú Anh (25 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Do ăn uống, ngủ nghỉ không điều độ cùng với tính chất công việc căng thẳng nên tôi có dấu hiệu bị đau dạ dày. Tôi thường chủ quan, chỉ mua thuốc Tây về uống và nghĩ nó sẽ nhanh khỏi. Cho đến khi… tuần trước, ngay sát gia đình tôi có một người vừa mất, bác ấy ra đi một cách đột ngột, ngay cả những người trong gia đình vẫn không thể tin được điều này. Hỏi thì bác sĩ có nói rằng bác bị xuất huyết dạ dày, do không được cấp cứu kịp thời nên khi đưa đến được bệnh viện thì đã muộn. Nghe vậy tôi bắt đầu thấy lo. Tôi đang bị viêm loét dạ dày và ai cũng có thể bị, nhỡ đâu tình huống xấu nhất lại xảy ra với tôi hoặc những người xung quanh mình thì sao, tôi tự nhủ phải tự trang bị kiến thức về vấn đề này cho mình. Vậy, mong chuyên gia có thể hướng dẫn cho tôi cách sơ – cấp cứu cho người bị xuất huyết dạ dày hiệu quả. Tôi xin cảm ơn.
Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Chuyên khoa dạ dày! Đúng là xuất huyết dạ dày không chừa bất cứ ai, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nếu không có những kiến thức cơ bản về cách sơ cứu, cấp cứu thì e là rất nguy hiểm. Để bạn hiểu thêm về biến chứng nguy hiểm này và biết cách xử lý khi có tình huống này xảy ra, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu ngay sau đây.
1. Triệu chứng nhận biết nhanh xuất huyết dạ dày
Nói một cách dễ hiểu, xuất huyết dạ dày chính là hiện tượng chảy máu trong dạ dày. Người bệnh có thể bị chảy máu dạ dày do các yếu tố ngoại sinh nhưng thường thì nó là một trong những biến chứng nặng của bệnh viêm loét dạ dày. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, các đồ uống chứa cồn hoặc do căng thẳng, sử dụng đồ cay nóng quá nhiều làm cho vết loét ngày càng sâu dẫn đến xuất huyết.
Các triệu chứng xuất huyết dạ dày mà chúng ta dễ dàng nhận biết là:
- Đau dữ dội vùng thượng vị, sau đó các cơn đau tỏa khắp vùng bụng, bụng căng cứng.
- Có dấu hiệu nôn ra máu.
- Khi đại tiện, nếu chảy máu ít, phân bị dính máu có màu nâu sẫm hoặc đen hẳn, mùi khắm. Nhưng nếu máu trong dạ dày chảy nhiều thì phân bị loãng, lẫn cả máu tươi và máu khô.
- Da tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt, dễ mất tập trung, dễ bị tụt huyết áp và ngất xỉu.
Bị xuất huyết dạ dày ở người bình thường làm cho bệnh nhân xanh xao, thể lực giảm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Cần phải đặc biệt chú ý hơn nữa đối với người bị xuất huyết dạ dày khi đang mang thai, tránh tình trạng ảnh hưởng đến em bé.
2. Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
♦ Quy trình sơ cứu:
Khi bị xuất huyết dạ dày thì bước sơ cứu đầu tiên đóng vai trò quyết định đến việc có giữ được tính mạng cho bệnh nhân hay không. Để sơ cứu hiệu quả, cần phải thực hiện qua những bước sau:
- Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm cố định trên giường với tư thế nằm thẳng, ngay ngắn, kê cao hai chân, tuyệt đối không để người bệnh di chuyển. Khi đưa đi cấp cứu, cần phải nhẹ nhàng tránh chảy máu nhiều hơn. Cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát.
- Bước 2: Cho người bệnh dùng thuốc cầm máu, các loại thuốc cầm máu thường là Hemocaprol, Posthypophyse, vitamin K.
Trong trường hợp không có sẵn thuốc cầm máu trong nhà, bạn có thể cho người bệnh uống nước muối pha. Lấy khoảng 100ml nước lọc và cho 6 – 8g muối tinh vào hòa tan, để người bệnh sử dụng dần.
- Bước 3: Sau khi đã thực hiện được xong bước cầm máu, cần phải chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
♦ Quy trình cấp cứu:
Sau khi đưa đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được cấp cứu cấp tốc thông qua nhiều bước:
- Bước 1: Áp dụng các biện pháp hồi sức cho bệnh nhân
Bệnh nhân được đặt cố định ở tư thế nằm, đầu luôn luôn thấp hơn chân. Trong những tình huống xấu là máu tràn làm sặc vào phổi, cần phải có ống nội khí quản để bệnh nhân sử dụng. Khi đó các bác sĩ sẽ bắt đầu đặt 2 đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn cho bệnh nhân, đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu, đặt sonde trong dạ dày và rửa sạch dạ dày, lấy máu để xé nghiệm.
- Bước 2: Hồi phục và chống sốc
Sau khi được áp dụng các biện pháp hồi sức, các bác sĩ sẽ bắt đầu thực hiện truyền dung dịch keo, dung dịch NaCl 0.9%… và theo dõi tốc độ truyền dịch cho bệnh nhân.
- Bước 3: Truyền máu cho bệnh nhân
Trong các trường hợp xuất huyết nặng, xuất huyết đang tiến triển thì cần phải truyền máu, cho đến khi lượng huyết động ổn định.
- Bước 4: Điều trị cầm máu theo nguyên nhân
Hầu hết đa số bệnh nhân viêm loét dạ dày đều có thể tự cầm máu, tuy nhiên trong một số trường hợp, cần can thiệp cầm máu bằng các biện pháp như:
√ Sử dụng thuốc ức chế tiết dịch vị như Ranitidine, Omeprazole…
√ Can thiệp bằng nội soi cùng với các chất co mạch tại chỗ, các chất gây xơ
√ Có thể được chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật với các trường hợp chảy máu nặng, máu chảy khó cầm…
3. Một số lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày của người bị xuất huyết dạ dày
Ngoài việc đã được sơ cứu và được điều trị tại bệnh viện, chế độ ăn hàng ngày của người bị bệnh xuất huyết dạ dày cũng cần phải được quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến dạ dày.
- Người bị xuất huyết cần tăng cường ăn các loại thực phẩm làm giảm bớt việc tiết dịch vị của dạ dày như: Bánh mì mềm, mật ong, dầu thực vật, bánh quy…
- Nên ăn nhiều trái cây và rau củ non để cung cấp thêm nhiều vitamin, khoáng chất ít xơ sợi.
- Không cho người bệnh ăn các loại thức ăn chế biến ở dạng cứng tránh việc gây đau và gây khó khăn cho việc tiêu hóa. Các cách chế biến thức ăn phù hợp là ninh, luộc kỹ , hấp…
- Không để cơ thể bị thiếu nước, phải uống nước thường xuyên.
- Dùng khoai, các loại bánh mì… cũng rất tốt cho người bị xuất huyết dạ dày do đó là các loại thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trên đây là những kiến thức sơ giản về biến chứng cũng như là cách sơ – cấp cứu xuất huyết dạ dày. Hi vọng bài viết này sẽ giúp được nhiều người tránh được những tình huống xấu như trường hợp của Tú Anh chia sẻ như trên.
Bài viết tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!