Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày nhưng nếu bạn không xác định chính xác đâu là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho bạn, bệnh sẽ rất khó chữa trị dứt điểm và nguy cơ tái phát rất cao.
Theo bác sĩ Arun Swaminath (giám đốc của bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York) cho biết: Loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là viêm loét dạ dày, bệnh xảy ra là do mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố đó là yếu tố phá hủy (bao gồm HCL và pepsin) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy). Theo thống kê gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có hơn 25 triệu người Mỹ sẽ bị bệnh viêm dạ dày vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời mình và mỗi năm có khoảng 500.000 đến 800.000 người bị viêm loét dạ dày.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày thường không thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, những cảnh báo về bệnh như đau nhức vùng thượng vị hoặc đau sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc 2 giờ, đau khi đói hay thường xuyên bị đau lúc nửa đêm. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp như ợ hơi, ợ chua hay buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh viêm loét dạ dày. Do đó, các bạn cần tiến hành thăm khám để có hướng điều trị loét dạ dày hiệu quả, tránh những biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra.
Tuy nhiên, để có thể chữa trị bệnh và giải quyết các triệu chứng dứt điểm, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp giúp loại bỏ căn nguyên.
8 Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bạn nên đề phòng
Bác sĩ Arun Swaminath cho biết, bệnh viêm loét dạ dày đang có khuynh hướng gia tăng gần đây, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân viêm dạ dày và dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bệnh ngày càng gia tăng ở mức đáng báo động.
1/ Di truyền (yếu tố thể tạng)
Tiểu sử sức khỏe gia đình trong đó có yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến. Nếu gia đình bạn có người thân mắc phải bệnh viêm loét dạ dày, điều này đồng nghĩa với việc khả năng mắc phải căn bệnh này ở bạn khá cao.
Bên cạnh đó, theo một vài nghiên cứu chỉ ra, người có nhóm máu O thường có tần suất bị viêm loét dạ dày cao hơn những người khác. Bởi đây có thể là do sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm máu O và HP hoặc sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (kháng nguyên này thường được tìm thấy trên tế bào máu).
2/ Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp)
Vi khuẩn Hp được coi là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày xếp thứ hai trong 8 nguyên nhân gây bệnh điển hình. Và đây cũng chính là yếu tố gây viêm loét dạ dày có nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Bởi người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 6 lần người bệnh viêm loét dạ dày do yếu tố khác gây ra.
Cơ chế gây viêm loét dạ dày của vi khuẩn Hp như sau: Vi khuẩn Hp xâm nhập vào dạ dày thông qua nhiều con đường khác nhau. Một khi đã vào được dạ dày chúng chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, chúng tiết ra một số dịch chất có tính kích thích sự thúc đẩy sản sinh acid dịch vị dạ dày vượt ngưỡng cho phép. Lúc này, lượng acid dạ dày dư thừa gây ra hiệu ứng ăn mòn lớp màng nhầy gây tổn thương. Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến hình thành các vết loét và gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu bạn dùng chung dụng cụ cá nhân hoặc sinh hoạt chung. Do đó, các bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày có phải do vi khuẩn Hp gây ra hay không để có hướng phòng tránh và hạn chế sự lây nhiễm.
3/ Thuốc lá và bia rượu, các chất kích thích
Nhắc đến thuốc lá chắc hẳn mọi người ai cũng biết đến tác dụng độc hại của chúng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, ít ai ngờ, thuốc lá cũng chính là tác nhân điển hình gây bệnh viêm loét dạ dày. Hoạt chất nicotin chứa trong thuốc lá có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra hormone cortisol. Đây chính là nguyên nhân làm tăng khả năng gây viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, các chất kích thích, rượu bia cũng là yếu tố góp phần gây viêm loét và làm cho vết loét càng ngày xấu đi. Bởi các chất chứa trong rượu bia có tác dụng ức chế sự tạo thành lớp màng nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, mặt khác chúng gây kích thích sự điều tiết acid dạ dày và gây tổn thương lớp niêm mạc. Về lâu dài, các vết tổn thương ngày càng nghiêm trọng tạo thành các vết loét và nặng hơn có thể kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan và thận.
Uống rượu bia ở mức độ cho phép nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu bia quá mức, bệnh viêm loét dạ dày xảy ra ở bạn là điều không thể tránh khỏi.
4/ Do sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)
Một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày khác đó là thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil) và aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau cũng như ketoprofen và naproxen (Aleve). Các loại thuốc này gây kích thích niêm mạc dạ dày và ruột non dẫn đến viêm loét dạ dày.
Theo thống kê cho thấy, 10% bệnh viêm loét dạ dày hình thành là do sử dụng thuốc gây ra, đặc biệt căn bệnh này thường gặp phải ở những người cao tuổi thường xuyên dùng thuốc giảm đau hoặc những người dùng thuốc này để điều trị bệnh viêm xương khớp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên dùng thuốc kháng viêm không chỉ gây viêm loét dạ dày mà còn tác động tiêu cực đến tim mạch. Đo đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân các bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
5/ Thói quen sinh hoạt chưa khoa học
Thói quen sinh hoạt chưa khoa học như chế độ ăn uống không hợp lý, ăn trước khi đi ngủ hoặc vừa ăn vừa xem ti vi,… tất cả các yếu tố này đều là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
#1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh nhưng chúng cũng chính là yếu tố tạo bệnh. Nếu bạn ăn uống không điều độ, bữa ăn quá no hoặc bỏ bữa chính là nguyên nhân khiến acid dạ dày điều tiết không ổn định và gây viêm loét. Bên cạnh đó, ăn nhanh, nhai không kỹ, khiến cho dạ dày làm việc quá tải. Lâu dần, chức năng tiêu hóa của dạ dày trở nên suy yếu và dịch tiết ra không đủ để thấm và chuyển hóa thức ăn dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và gây viêm.
Ngoài ra, thức ăn nóng hoặc quá lạnh không phải là tác nhân gây viêm loét dạ dày nhưng chúng chính là yếu tố khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
#2. Ăn trước khi đi ngủ
Nếu bạn có thói quen thường xuyên ăn trước khi đi ngủ thì chính bạn đang đẩy dạ dày của bạn vào bước đường cùng. Bởi đây chính là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày. Theo các nhà khoa học và các chuyên gia tiêu hóa, ngủ cách bữa ăn ít nhất 3 tiếng đồng hồ chính là cách duy nhất giúp chức năng dạ dày hoạt động tốt hơn và giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày. Vì bất kỳ thức ăn nào khi được nạp vào cơ thể nếu không được chuyển hóa kịp thời có thể gây kích thích acid dạ dày và gây hỏng dạ dày.
#3. Đọc sách hoặc xem ti vi khi ăn
Nguyên nhân viêm dạ dày có thể xảy ra nếu bạn vừa ăn mà vừa đọc sách hoặc xem ti vi. Bởi khi ăn dạ dày cần tập trung nhiều năng lượng để chuyển hóa và tiêu thụ thức ăn. Tuy nhiên, việc đọc sách hoặc xem ti vi, khiến máu và hệ thần kinh tập trung làm việc ở mắt và não nhiều hơn dẫn đến việc phân bổ năng lượng. Chính vì điều này, sự bài tiết men tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở dạ dày bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên nguy cơ mắc phải bệnh viêm loét dạ dày xảy ra cao.
#4. Vận động sau khi ăn
Những người có thói quen vận động hoặc tắm rửa, chạy nhảy sau khi ăn xong thường có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày cao hơn những người khác. Bởi theo các chuyên gia, sau khi ăn xong là thời điểm dạ dày cần tập trung năng lượng tiêu hóa, vì vậy để đảm bảo chức năng tiêu hóa của dạ dày hoạt động ổn định và luôn khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, tốt nhất các bạn nên nghỉ ngơi 30 phút sau khi ăn.
6/ Căng thẳng quá độ
Yếu tố tâm lý, căng thẳng hay stress cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày đặc trưng. Khi tình trạng căng thẳng xảy ra, thần kinh bị ức chế dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone cortisol. Bình thường, hormone này được cơ thể sản xuất với vai trò điều hòa sự bài tiết acid dịch vị trong dạ dày, giúp việc lên men và chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu lượng hormone này sản sinh quá mức quy định, chúng chính là tác nhân gây phản ứng ngược thúc đẩy acid dạ dày hình thành nhiều hơn. Chính lượng acid dư thừa này gây tổn thương đến lớp màng nhầy niêm mạc và lâu dần chúng gây viêm loét dạ dày.
Thông thường, những người thường xuyên bị căng thẳng hay stress rất dễ mắc phải bệnh viêm loét dạ dày. Đặc biệt, một số bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày nếu cảm giác căng thẳng giảm, các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu được cải thiện. Nhưng cũng có trường hợp, căng thẳng tăng cao khiến bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
7/ Ăn quá nhiều muối
Một chế độ ăn nhiều muối chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Bởi muối là yếu tố làm giảm hoạt động của vi khuẩn Hp và làm tăng khả năng biến đổi gen, khiến chúng hoạt động mạnh mẽ và sản sinh ra nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng đến dạ dày, nhất là việc hình thành các vết loét.
8/ Hội chứng Zollinger-Ellison
Một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa cực kỳ hiếm gặp được gọi là hội chứng Zollinger-Ellison. Sỡ dĩ được gọi như vậy bởi ở tụy và tá tràng xuất hiện một hoặc nhiều khối u với tên gọi là u gastrin. Các khối u này có thể lành tính hoặc ác tính và theo thống kê khối u ác tính thường chiếm 1/2 hoặc 2/3. Chính việc hình thành các khối u này dẫn đến sự gia tăng bài tiết hoocmon gastrin và tạo ra nhiều acid dạ dày gây phá hủy niêm mạc dạ dày. Do đó, Hội chứng Zollinger-Ellison cũng chính là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng đặc trưng.
Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được tiến hành điều trị đúng thời điểm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị hoặc thủng dạ dày, viêm phúc mạc hoặc tắc nghẽn, thậm chí ung thư dạ dày,.. đều là các biến chứng khó tránh khỏi nếu bệnh chuyển sang mãn tính. Chính vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý thăm khám định kỳ để có hướng điều trị bệnh phù hợp.
Cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Để tránh xa bệnh viêm loét dạ dày, ngoài việc điều trị theo phác đồ trị liệu của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh và thay đổi thói quen sống.
Các bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt nên đa dạng hóa khẩu phần ăn. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn, tốt nhất để dạ dày hoạt động hiệu quả hơn trong việc chuyển hóa và tiêu thụ thức ăn, các bạn nên chia bữa ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ và chia khung giờ ăn nhất định. Cách làm này sẽ giúp nhịp sinh học cơ thể hoạt động với phản xạ tự nhiên, tốt cho dạ dày và sức khỏe.
Ngoài ra, các bạn không nên vừa ăn vừa uống hoặc uống quá nhiều nước sau mỗi bữa ăn, bởi dịch acid sẽ bị loãng và gây khó khăn trong việc chuyển hóa thức ăn. Để đảm bảo cho việc tiêu hóa dễ dàng và giúp kích thích ăn ngon miệng hơn, tốt nhất các bạn nên uống nước trước bữa ăn khoảng 30 phút và sau bữa ăn vài ngụm.
Bên cạnh đó, trong quá trình ăn, bạn nên ăn chậm và nhai kỹ, không nên chan quá nhiều canh trong cơm khi ăn. Bởi thức ăn không được nghiền nát ở khoang miệng khi xuống dạ dày, bắt buộc dạ dày phải hoạt động co bóp và làm nát nhiều hơn bình thường dẫn đến quá tải.
Thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích hay thực phẩm muối chua có chứa nhiều acid cũng là nguyên nhân viêm dạ dày, loét dạ dày. Do đó, các bạn nên loại bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn hàng ngày hoặc hạn chế sử dụng. Đặc biệt, những thức ăn đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên sử dụng.
Mặt khác, không nên hoạt động trí óc hay tay chân sau khi ăn xong ít nhất 30 phút, việc này sẽ làm não bộ phân chia năng lượng. Thay vì dồn hết năng lượng vào tiêu hóa thức ăn để đạt hiệu quả cao nhất, nếu bạn hoạt động, phần năng lượng này sẽ được san sẻ, khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả hơn và lâu dần gây bệnh.
Mặc dù, cân nặng không phải là yếu tố quyết định gây viêm loét dạ dày nhưng nếu việc kiểm soát cân nặng ở mức ổn định sẽ giúp bạn khắc phục bệnh hiệu quả.
Trên đây là các nguyên nhân gây viêm dạ dày, loét dạ dày các bạn cần nắm rõ để có cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và từ bỏ thói quen xấu chính là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.
BS: Khả Ngân
Có thể bạn quan tâm:
Bài được quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!