Bị viêm dạ dày cấp uống thuốc gì?

Viêm dạ dày cấp là tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể nhanh chóng biến chứng thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Cùng xem thông tin bị viêm dạ dày cấp uống thuốc gì cho bệnh mau khỏi, không để lại biến chứng tai hại sau này.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp

Nguyên nhân bên trong

bi-viem-da-day-cap-uong-thuoc-gi1

+ Viêm long dạ dày: Niêm mạc dạ dày phù nề, xung huyết và có nhiều chỗ viêm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân. Người bị bị viêm dạ dày cấp tính do viêm long dạ dày hay cảm thấy căng tức, nóng ran thượng vị, nôn ói và choáng váng.

+ Viêm dạ dày thể ăn mòn: Do các chất kích ứng tác động làm niêm mạc dạ dày phù nề, hoại tử tại chỗ  lâu ngày tạo thành mô sẹo. Biểu hiện cơ bản của viêm dạ dày thể ăn mòn là đau thượng vị khi tiếp xúc vơi chất kích ứng, nôn, nôn ra máu, sốc phản vệ.

+ Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Dạ dày viêm tấy, mưng mủ và viêm nhiễm có thể dễ biến chứng thành thủng dạ dày, viêm phúc mạc. Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn có thể chữa bằng kháng sinh nhưng hiệu quả hiện tại không cao (do hiện tại nhiều lọai vi khuẩn có thể kháng thuốc).

+ Viêm dạ dày thể xuất huyết: Vùng niêm mạc dạ dày xuất hiện nhiều chấm, vết xước hoặc mảng có màu đỏ như máu. Viêm dạ dày thể xuất huyết nguyên nhân chủ yếu là do uống nhiều rượu bia, dùng thuốc tây,…

Nguyên nhân bên ngoài

bi-viem-da-day-cap-uong-thuoc-gi2

+ Do dùng thuốc: Những người có thói quen dùng thuốc bừa bãi, nhất là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid,… dễ làm tăng tiết acid dạ dày, đồng thời giảm sản xuất chất nhờn bảo vệ dạ dày, tạo điều kiện để acid xâm nhập gây viêm dạ dày cấp tính.

+ Nhiễm độc: Một nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính thường gặp là do cơ thể nhiễm độc. Uống nhầm các loại dung dịch thủy ngân, acid, kiềm, muối kim loại nặng, nitrit bạc,… khiến độc tố xâm nhập cơ thể, gây hại cho dạ dày.

+ Nhiễm vi khuẩn, virut: Vi khuẩn gây ra bệnh viêm dạ dày phổ biến nhất hiện nay là vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Đây là xoắn khuẩn có thể sinh sống và phát triển trong môi trường có nồng độ acid cao như dạ dày. Vi khuẩn Hp cư trú sâu dưới lớp niêm mạc dạ dày, từ đó tránh được sự tấn công của dịch vị. Vi khuẩn này tồn tại và tiết ra chất độc làm hại lớp niêm mạc dạ dày.

+ Do ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn uống các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, nước ngọt có gas, đồ ăn không được chế biến vệ sinh,… là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày cấp tính.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bị viêm dạ dày cấp uống thuốc gì?

bi-viem-da-day-cap-uong-thuoc-gi

Bị viêm dạ dày cấp uống thuốc gì là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm nhất hiện nay. Để điều trị bệnh dứt điểm, không tái phát và biến chứng thành mãn tính thì bệnh nhân nên sớm đến bệnh viện kiểm tra, điều trị. Khi thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm dạ dày cấp (đau thượng vị, chán ăn, buồn nôn, cơ thể bải hoải,…) thì cần chữa trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra.

Song song với chế độ điều trị, bệnh nhân cũng cần tự chăm sóc sức khỏe bản thân, tránh ăn các thức ăn có hại cho dạ dày (chất kích thích, đồ ăn cay nóng, chiên nướng nhiều mỡ, bánh kẹo, nước ngọt,…). Bệnh nhân viêm dạ dày cấp nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc được chế biến mềm, loãng và nêm nhạt hơn bình thường. Có thể chia nhỏ bữa ăn ra 5-6 bữa trong ngày để tiêu hóa được thuận lợi hơn.

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.