Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn đường tiêu hóa, hay còn gọi là Helicobacter pylori, H.pylori. Đây chính là một trong những thủ phạm gây ra những chứng bệnh nguy hiểm như viêm loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày. Cũng chính vì sự khó khăn trong chữa trị nên khiến nhiều người bệnh hoang mang và thắc mắc rằng vi khuẩn Hp có chữa khỏi được hoàn toàn không? Làm thế nào để chữa và phòng bệnh một cách tích cực, hiệu quả nhất?
Vi khuẩn Hp có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?
Với việc phát hiện ra vai trò của vi khuẩn Hp trong việc gây ra viêm dạ dày, thì việc điều trị bệnh ngày càng trở nên đơn giản hơn. Chúng ta có thể dùng kháng sinh để tiêu diệt Hp, giảm tỷ lệ tái phát bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vi khuẩn Hp đã có nhiều thay đổi, Hp trở thành 1 trong 12 loại vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất trên thế giới.
Mặc dù ngày càng đáng sợ, nguy hiểm nhưng vi khuẩn Hp vẫn hoàn toàn có thể tiêu diệt bởi kháng sinh và có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, điều độ. Vào năm 2017, hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn điều trị mới nhất cho trường hợp viêm dạ dày có vi khuẩn Hp. Các kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn Hp đã được thay đổi, đảm bảo hiệu quả diệt Hp cao hơn. Tỷ lệ thành công của các phác đồ điều trị này khoảng từ 95-99%.
Thực hiện đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn Hp
Phác đồ diệt vi khuẩn Hp đang được khuyến cáo như sau:
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: Kết hợp Bismuth + 1 thuốc chống tiết acid (PPI) + 2 kháng sinh.
+ PPI: Dùng Omeprazol hoặc các PPI tương đương khác, liều 20 mg, sử dụng 2 lần/ ngày.
+ Bismuth: Bismuth subcitrate 120-300 mg sử dụng 3 lần/ ngày hoặc Bismuth subsalicylate 300 mg 3 lần/ ngày.
+ Metronidazol 250 mg 4 lần/ ngày hoặc 500 mg sử dụng 3-4 lần/ ngày.
+ Tetracyclin 500 mg 3 lần/ ngày.
Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: Kết hợp PPI + Am0-xicillin + Metroni-daz0l + Clarith-r0micyn.
+ PPI: Dùng Omepraz0l hoặc các PPI tương đương khác, liều 20 mg 2 lần/ ngày.
+ Am0-xicillin: 1000 mg sử dụng 2 lần/ ngày.
+ Metr0ni-dazol 500 mg 2 lần/ ngày.
+ Clarithr0-micyn 500 mg sử dụng 2 lần/ ngày.
→ Tuy nhiên, khi áp dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.:
+ Không sử dụng các đơn thuốc chỉ kết hợp 2 kháng sinh Am0-xicillin + Clarithr-0micyn, Am0-xicillin + Metroni-daz0l.
+ Không sử dụng các bộ Kit thiết kế sẵn, kết hợp cả kháng sinh và thuốc chống tiết axit.
+ Không nên sử dụng phác đồ có Clarithr-0micyn khi đã từng thất bại với các phác đồ đã sử dụng Clarithr-0micyn trước đó.
+ Sau khi ngừng kháng sinh, dừng ít nhất 4 tuần sai đó tái khám để kiểm tra lại vi khuẩn Hp. Trong thời gian 4 tuần này, bạn không nên dùng thêm các kháng sinh khác để tránh làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
+ Không nên kiểm tra vi khuẩn Hp bằng xét nghiệm máu sau khi đã dùng kháng sinh để diệt Hp.
Phương pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp hiệu quả
Như đã nói ở trên, vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây ra các chứng bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn và phòng ngừa bệnh lây lan cho người khác, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những điều sau:
Rửa tay bằng xà phòng phòng ngừa vi khuẩn Hp hiệu quả
+ Vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố rất cần thiết đầu tiên được nhắc đến trong việc phòng ngừa vi khuẩn Hp.
+ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, động vật.
+ Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, tránh sử dụng nước ở ao, hồ, sông, suối vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước khoảng 3 ngày.
+ Xử lý tốt các bệnh phẩm của bệnh nhân như dịch nôn ói, cao răng, phân, vì đây chính là nguồn vi khuẩn lây nhiễm nhiều nhất.
+ Đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng cần được thực hiện các chẩn đoán xem họ có bị nhiễm vi khuẩn Hp không. Nếu có, bạn cần phải tiến hành điều trị bằng các phác đồ tiệt trừ Hp.
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc vi khuẩn Hp có chữa khỏi được hoàn toàn không và cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo và hiểu rõ hơn vấn đề này, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất.
→ Thông tin hữu ích cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!