Theo nghiêm cứu và thống kê, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 70% dân số đang bị nhiễm vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này gây ra một số chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư. Việc hiểu và biết rõ vi khuẩn Hp có ở những đâu và cách phòng tránh bệnh sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh một cách hiệu quả nhất.
Vi khuẩn Hp hay còn có tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc. Loại vi khuẩn này được tìm ra vào năm 1982 bởi hai bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren. Vi khuẩn Hp được xem là một loại vi khuẩn kỵ khí, sống trong môi trường thiếu oxy. Chúng có khả năng gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng cũng như tác nhân thúc đẩy bệnh ung thư dạ dày phát triển ngày càng mạnh hơn.
Vi khuẩn Hp – Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày
Ở đâu có nhiều vi khuẩn Hp gây bệnh nhất?
Theo PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng – Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Vi khuẩn Hp dạ dày là chủng vi khuẩn có khả năng lây lan mạnh. Ước tính có 1/2 dân số trên thế giới đang chung sống với loại xoắn khuẩn nguy hiểm này. Khi đi vào cơ thể người, vi khuẩn Hp có thể tồn tại và được tìm thấy tại 3 nơi chủ yếu sau đây:
1. Chất nhầy niêm mạc dạ dày
Một trong những yếu tố giúp cho vi khuẩn Hp sống sót được trong môi trường khắc nghiệt như dạ dày của chúng ta đó là khả năng xâm nhập vào bên dưới lớp chất nhầy dạ dày niêm mạc. Chính vì vậy, chúng sẽ tránh được sự ảnh hưởng của axit có trong dịch vị dạ dày, có điều kiện sinh sản, phát triển mạnh hơn và tấn công vào niêm mạc dạ dày của chúng ta và gây bệnh.
Vi khuẩn Hp có trong chất nhầy niêm mạc dạ dày
Lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày chính là nơi tập trung nhiều vi khuẩn Hp nhất trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp cần có phác đồ điều trị tập trung giúp loại bỏ vi khuẩn Hp trên lớp nhầy niêm mạc và giúp ngăn ngừa tạo thành vết loét một cách hiệu quả nhất.
2. Khoang miệng
Trong khoang miệng của chúng ta thường có ít vi khuẩn Hp dạ dày hơn so với dạ dày trong cơ thể, do đây là khu vực thường được vệ sinh thường xuyên, tiếp xúc nhiều với nước súc miệng, kem đánh răng.
Vi khuẩn Hp có trong khoang miệng
Tuy nhiên, vi khuẩn Hp vẫn có thể tồn tại ở khu vực răng miệng là vì khoang miệng chính là nơi đầu tiên mà vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể trước khi đi xuống dạ dày nên vẫn có thể tìm thấy dấu vết của vi khuẩn Hp. Đặc biệt là trong các mảng bám ở vùng chân răng, lợi thì vi khuẩn có nhiều hơn.
3. Vi khuẩn Hp có ở trong phân
Ngoài hai môi trường nói trên, thì vi khuẩn Hp còn có thể tồn tại ở trong phân của chúng ta với số lượng ít. Sau khi thoát ra ngoài cơ thể, vi khuẩn Hp không tồn tại được lâu nhưng nếu vệ sinh không tốt thì vẫn có thể gây ra tình trạng lây lan vi khuẩn Hp cho những người khác qua phân theo những côn trùng, vật nuôi trung gian.
Vi khuẩn Hp có thể có ở trong phân người
Thông thường vi khuẩn Hp sau khi ra khỏi cơ thể người có thể tồn tại trong không khí từ khoảng từ 1 – 4 giờ đồng hồ. Điều này tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm không khí bên ngoài môi trường sống của vi khuẩn. Nếu trong thời gian trên, vi khuẩn Hp có thể bám được vào thức ăn, rơi vào nguồn nước,… thời gian sống của chúng có thể kéo dài hơn. Khi sử dụng phải các nguồn thức ăn, nguồn nước này cũng có thể khiến lây nhiễm vi khuẩn Hp cho người khác.
4. Môi trường ao hồ, kênh rạch
Ở dạng xoắn khuẩn, vi khuẩn Hp thường chỉ tồn tại được trong nước khoảng vài giờ đồng hồ, tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trường nước. Tuy nhiên, khi chúng ở dạng khuẩn cầu coccoid trong nước, chúng có thể tồn tại khá lâu, đôi khi có thể tồn tại đến khoảng 1 năm trong các ao hồ, kênh rạch.
Vi khuẩn Hp sống trong ao hồ, kênh rạch kéo dài khá lâu
Vì vậy, nếu sử dụng nguồn nước không đảm bảo, ô nhiễm, dễ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn Hp dạng khuẩn cầu có thể xâm nhập vào cơ thể và phát triển thành dạng xoắn trở lại, tấn công vào niêm mạc dạ dày của bệnh nhân và gây ra một số chứng bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm.
Cách phòng tránh vi khuẩn vi khuẩn Hp hiệu quả
Theo PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng – Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh khuyên rằng: Sau khi tìm hiểu và biết được môi trường vi khuẩn Hp sinh sống và tồn tại thì chúng ta sẽ biết cách phòng tránh bệnh sao cho hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm Hp bạn nên biết và thực hiện tốt.
Phòng ngừa vi khuẩn Hp bằng cách vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
+ Vệ sinh môi trường, phòng dịch nơi sống kỹ càng, nhất là nguồn nước, thực phẩm ăn uống mỗi ngày.
+ Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và trong ăn uống, tránh tình trạng sử dụng các loại nước trong ao, hồ, bởi vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước khoảng vài ngày hoặc nếu có điều kiện có thể lên tới hơn một năm.
+ Xử lý kỹ các bệnh phẩm của người bệnh như cao răng, dịch nôn ói, phân, vì đây chính là một trong những nguồn vi khuẩn lây nhiễm nhiều nhất.
+ Đối với những người không may bị viêm loét dạ dày tá tràng cần được làm các chẩn đoán xem họ có bị nhiễm vi khuẩn Hp không. Nếu có, họ cần phải tiến hành điều trị bằng các phác đồ tiệt trừ Hp hiệu quả.
+ Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh xong bằng cách rửa tay bằng xà phòng, nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.
+ Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp thì nên sử dụng bát đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ để tránh lây nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này.
+ Bạn có thể sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp hàng ngày, đây được xem là biện pháp phòng tránh vi khuẩn HP từ người này sang người khác một cách hiệu quả. Đồng thời, có thể giúp người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp nhanh chóng hồi phục và không bị tái nhiễm vi khuẩn Hp.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề vi khuẩn Hp có ở những đâu và cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp hiệu quả nhất. Mong rằng, qua đây mọi người sẽ hiểu rõ hơn về loại vi khuẩn này và từ đó biết cách phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Chúc mọi người luôn mạnh khỏe!
→ Một số thông tin bạn cần biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!