Đau thượng vị sau khi ăn có khi chỉ là triệu chứng của các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa nhẹ. Nhưng cũng có khi đây lại là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Chính vì vậy, để hiểu rõ về chứng đau thượng vị sau khi ăn có nguy hiểm không, nên làm gì? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây!
Đau thượng vị sau khi ăn có nguy hiểm không?
Vùng thượng vị tức là vùng nằm ở khoảng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị thường là tình trạng đau âm ỉ, đau ngay sau khi ăn hoặc khi nằm xuống sau khi ăn. Thậm chí, ở một số người sẽ có những cơn đau quằn quại, có khi đau nhói ra phía sau lưng, nếu để lâu sẽ có biến chứng nặng hơn, rất nguy hiểm. Thông thường, đau thượng vị sau khi ăn do một số nguyên nhân sau gây nên:
1. Nguyên nhân do chế độ ăn uống
– Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng đau thượng vị sau khi ăn. Lý do là vì ăn quá nhiều có thể gây áp lực lên thành bụng dẫn đến khó tiêu và gây đau vùng thượng vị. Hiện tượng này giống như khi mang thai.
Do chế độ ăn uống
– Không dung nạp lactose: Không dung nạp lactose là tình trạng mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa được đường lactose, gây nên chứng đau thượng vị sau khi ăn. Thông thường, lactose được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, vì vậy trước khi ăn các bạn nên lưu ý.
– Uống rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây chứng đau thượng vị sau khi ăn. Rượu là chất kích thích có thể gây kích ứng làm hỏng lớp niêm mạc bên trong dạ dày gây viêm, cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị.
2. Nguyên nhân đau thượng vị do bệnh dạ dày
– Trào ngược axit: Trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gây ra axit dạ dày chảy lên trong thực quản của bạn. Điều này gây ra chứng đau thượng vị, đặc biệt là khi nằm xuống sau khi ăn.
– Viêm dạ dày: Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ hoặc kéo dài. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau thượng vị sau khi ăn, ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa, đầy hơi khó chịu.
Đau thượng vị sau khi ăn có thể do ung thư dạ dày
– Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong dạ dày, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau thượng vị sau khi ăn. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu, nuốt nghẹn, buồn nôn hoặc nôn, nôn ra máu, cảm thấy mệt mỏi, sút cân đột ngột, đại tiện ra phân đen, có thể sờ thấy khối u ở bụng khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.
– Bệnh loét dạ dày: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau vùng thượng vị sau khi ăn đó chính là bệnh loét dạ dày. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng này người bệnh cần thăm khám gấp.
3. Đau thượng vị do bệnh khác
– Nhiễm trùng bàng quang và sỏi mật: Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến túi mật cũng có thể gây đau dạ dày và có triệu chứng đau thượng vị.
– Mang thai: Mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe người mẹ và một trong số đó là đau thượng vị do áp lực lên thành bụng, đặc biệt là đau sau khi ăn.
Nên làm gì khi bị đau thượng vị sau khi ăn?
Có thể nói triệu chứng đau thượng vị sau khi ăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa. Ngoài việc thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm cơn đau nhanh chóng.
Uống trà gừng ấm giúp giảm chứng đau thượng vị hiệu quả
– Giảm đau thượng vị bằng nước muối pha loãng: Dùng nước muối ấm pha loãng và uống từng ngụm một sẽ giúp giảm các triệu chứng co thắt các cơ, kháng viêm, giảm vi khuẩn gây đau thượng vị hiệu quả.
– Uống trà gừng ấm: Với gừng, bạn có thể dùng từ 5 – 10g pha với nước ấm để uống. Ngoài ra có thể cho thêm vài lát gừng vào trà thảo dược cũng có tác dụng chữa đau vùng thượng vị rất hiệu quả.
– Nên ăn các món cháo, canh, súp nấu từ thịt, cá… hoặc rau củ quả cho thêm vị gừng, hành, tiêu để tăng thêm tính ôn ấm khử bớt hàn lạnh.
– Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm có vị bổ mát dễ tiêu như: bắp cải, súp lơ, bí xanh, rau má, bí đao, khoai tây, bí đau, xà lách, mộc nhĩ… uống nước bột sắn dây, nước mía, sinh tố trái cây tươi.
– Hạn chế sử dụng các loại đồ uống kích thích, các đồ ăn cay nóng sẽ khiến chứng đau thượng vị nặng hơn.
– Làm nóng bụng: Bạn hãy lấy một nắm muối rang cho nóng rồi dùng vải sạch bọc lại chườm vào vùng bụng bị đau thượng vị hoặc đơn giản hơn là nhúng khăn vào nước ấm và chườm lên vùng đau. Hơi nóng lan tỏa khắp bụng sẽ làm giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng.
Trên đây là giải đáp một số thắc mắc về chứng đau thượng vị sau khi ăn có nguy hiểm không? Nên làm gì khi bị đau thượng vị sau khi ăn? Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và từ đó biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.
→ BẠN NÊN BIẾT:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!