Vi khuẩn HP có lây không và lây qua đường nào ?

Vi khuẩn HP có lây không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Vậy virus hp lây qua đường nào và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm một cách triệt để nhất.

Theo thống kê mới công bố, hiện nay số lượng người nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng tăng lên một cách đáng báo động và chúng phát triển theo khuynh hướng xấu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho những ai mắc phải các bệnh lý về dạ dày. Vậy vi khuẩn Hp tăng lên một cách chóng mặt như vậy bằng cách nào, liệu chúng có khả năng tự sinh sôi hay lây truyền qua các con đường khác?

Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp lây không và lây truyền qua những con đường nào?

Thắc mắc bạn đọc gửi về chuyên mục:

Chào bác sĩ chuyên mục chuyenkhoadaday.com. Mình tên Bảo An (nhân viên ngân hàng, 23 tuổi, Bình Định). Mình bị đau dạ dày cũng khá lâu rồi và tuần vừa rồi mình có đi khám. Bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa sau khi làm thủ thuật xét nghiệm nội soi và chẩn đoán mình bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp. Bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh, tư vấn chế độ ăn uống và dặn mình không nên ăn uống chung với người thân. Mình không biết vi khuẩn Hp có lây không nhưng sao lúc đó bác sĩ lại bảo như vậy. Liệu nếu có lây, vi khuẩn Hp sẽ lây qua những đường nào vậy ạ có cách phòng ngừa không ạ, bởi mình không muốn người thân phải hứng chịu những triệu chứng khó chịu do bện gây ra. Mong bác sĩ trả lời sớm giùm mình. Mình cảm ơn nhiều!

(Bảo An, baoannguyen………@gmail.com)

Tư vấn – Giải đáp:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục chuyenkhoadaday.com. Để giải đáp được thắc mắc của bạn về việc vi khuẩn Hp có lây lan hay không và lây lan qua những con đường nào, hãy cùng Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai) giải đáp.

Để có thể hiểu hơn về con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp, các bạn cần hiểu vi khuẩn Hp là gì và thực trạng nhiễm vi khuẩn Hp ngày nay ở nước ta như thế nào để từ đó có cái nhìn khách quan và hướng điều trị Hp chủ động hơn.

Vi khuẩn hp là gì?

Theo TS Vũ Trường Khanh cho biết: Không giống như bất kỳ loại vi khuẩn khác, vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) có thể cư trú trong môi trường acid dạ dày khắc nghiệt. Bởi chúng có thể tạo ra hoạt chất giúp trung hòa acid dạ dày. Hoạt chất này với tên gọi là urease, chúng phản ứng với ure và tạo ra amoniac gây độc hại cho các tế bào cơ thể người. Thông thường, vi khuẩn này thường vô hại nhưng nếu có điều kiện phản ứng tác động từ bên ngoài, chúng chính là nguyên nhân chính gây bệnh viêm Hp.

Tỷ lệ nhiễm virus hp ở nước ta. 

Theo những thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại Hội nghị Khoa học tiêu hóa gan mật lần thức năm được bệnh viện Bạch mai phối hợp với Đại học Nagoya (Nhật Bản) (tổ chức vào ngày 16 – 9- 1017) vừa qua có chia sẻ:

Dựa vào tài liệu nghiên cứu và thống kê của khoa tiêu hóa tại các bệnh viện lớn nhỏ ở Việt Nam cho thấy, số lượng người nhiễm vi khuẩn Hp ở Việt Nam chiếm khoảng 70%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 1000 người dân có tới 700 người bị nhiễm phải vi khuẩn Hp. Và đây chính là nguyên nhân hàng đây gây ra các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, ung thư dạ dày,… Ở thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 90% số người bị viêm dạ dày Hp do có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.

Virus HP có lây không?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định: Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có cơ chế lây lan hết sức rộng mở. Chúng có thể lây nhiễm từ người này đến người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Khả năng lây nhiễm của chủng khuẩn này xảy ra rất cao, không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết người dân trên thế giới cũng có thể bị lây nhiễm nếu không có cách phòng ngừa hiệu quả. Ước tính khoảng 60% dân số trên thế giới và 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày và con số này không chỉ dừng lại ở đó mà còn ngày càng tăng cao.

Các biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí gây ung thư và tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, các bạn cần tìm hiểu rõ con đường lây truyền của vi khuẩn Hp để có cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Theo các nghiên cứu, vi khuẩn Hp là loại khuẩn không tự sản sinh hoàn toàn trong dạ dày mà chúng sinh sôi và phát triển thông qua nhiều con đường lây nhiễm khác nhau để nhân số lượng. Những sinh hoạt tưởng như bình thường không có gì nguy hiểm như ăn uống chung, hôn môi, sử dụng nguồn nước lại chính là con đường lây nhiễm chính, giúp chúng lây lan mạnh mẽ. Dưới đây là 4 con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp.

1/ Vi khuẩn Hp lây truyền qua đường miệng – miệng

Theo các công trình nghiên cứu về vi khuẩn Hp lây lan gây viêm đau dạ dày, các nhà khoa học cho biết: Vi khuẩn Hp không chỉ được tìm thấy trong dạ dày mà chúng còn tồn tại ở khoang miệng, các kẽ răng hoặc mảng bám trên răng, đặc biệt trong tuyến nước bọt của bệnh nhân bị nhiễm chủng khuẩn này. Những nơi này được xem như trụ sở phòng thủ kiên cố của chúng, khi tất cả các chất tẩy rửa như kem đánh răng hoặc bàn chải không thể tấn công và tiêu diệt được.

Vi khuẩn Hp lây truyền qua đường miệng miệng
Hôn nhau chính là con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp qua đường miệng – miệng phổ biến

Do đó, nếu các bạn tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn Hp thông qua các dụng cụ tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung đồ dùng cá nhân (chén, bát, bàn chải đánh răng hoặc ly uống nước chung,…) thì nguy cơ lấy nhiễm ở bạn xảy ra rất cao. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp cũng có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường miệng – miệng khi người mẹ nhiễm mớm cơm cho con hoặc hai người hôn nhân.

2/ Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng

Một trong những con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp không thể không nói đến đó là đường dạ dày và miệng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm khuẩn ở con đường này khá thấp. Bởi khuẩn chỉ lây truyền từ những bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày đã được chẩn đoán do vi khuẩn Hp gây ra. Các bệnh này gây xuất hiện các triệu chứng bệnh như ợ hơi, buồn nôn,… Trong quá trình ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, vi khuẩn Hp sẽ được đẩy lên theo đường thực quản và ra ngoài miệng. Sau đó, chúng tồn tại trong không khí khoảng thời gian, nếu bạn không vệ sinh và khử trùng sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan sang cho người thân và bạn bè chung sống quanh bạn.

3/ Con đường lây truyền vi khuẩn Hp qua đường dạ dày – dạ dày

Vi khuẩn Hp lây truyền qua đường dạ dày - dạ dày
Nội soi chính là con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp qua đường dạ dày – dạ dày

Nội soi chính là phương pháp giúp chẩn đoán vi khuẩn Hp chính xác nhất được bác sĩ khuyến cáo sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, ít ai ngờ, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vi khuẩn Hp lây lan mạnh mẽ từ người này sang người khác. Cụ thể hơn, người bệnh không bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể bị nhiễm thông qua quá trình nội soi, nếu các thiết bị dùng để nội soi ngay tại cơ sở thăm khám không được vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn. Bởi vi khuẩn Hp có thể bám dính và tồn động trên thiết bị nếu trước đó thiết bị này đã dùng để nội soi cho người bị nhiễm khuẩn.

4/ Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường phân – miệng

Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp xảy ra khá cao thông qua con đường lây nhiễm phân – miệng. Các bạn có thể bị nhiễm thông qua gián tiếp hoặc trực tiếp. Có thể nói rõ như sau, người bị nhiễm vi khuẩn Hp trong phân sẽ có chứa một lượng lớn vi khuẩn này. Do đó, nếu bạn không vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng khử khuẩn sau khi đi vệ sinh. Chắc chắn một điều, khả năng lây nhiễm vi khuẩn Hp từ bạn sang người khác người khác là rất cao khi bạn dùng tay bốc thức ăn. Ngoài ra, động vật trung gian như ruồi, muỗi, kiến, gián, chuột,… cũng chính là yếu tố gián tiếp gây lây nhiễm vi khuẩn HP. Bởi chúng có khả năng tiếp xúc cao với nguồn nhiễm bệnh và bám vào thức ăn của bạn nếu bạn không che chắn cẩn thận.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng. Thông thường, các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra có thể dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như:

Xuất huyết dạ dày (Chảy máu dạ dày): Đây là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày tổn thương nặng dẫn đến việc các vết loét hình thành sâu hơn. Khi các vết loét này bị phá vỡ gây ảnh hưởng đến mạch máu dẫn đến tình trạng chảy máu.

Thủng dạ dày: Một trong những biến chứng nguy hiểm của loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Các vết loét xuất hiện trong thời gian dài có thể ăn sâu và xuyên qua thành dạ dày gây thủng.

Ngoài ra, tắc nghẽn dạ dày hoặc viêm phúc mạc (nhiễm trùng màng bụng hoặc niêm mạc khoang bụng) cũng có thể xảy ra khi bạn bị viêm loét dạ dày do khuẩn Hp. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy người bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người mắc bệnh lý đau dạ dày nhưng không phải do loại khuẩn này gây ra.

Cách phòng ngừa hạn chế lây nhiễm vi khuẩn hp

Hiểu rõ hơn về con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp chính là cách giúp bạn phòng tránh và có hướng chủ động tích cực hơn trong việc điều trị bệnh. Sau đây là một số cách phòng ngừa hạn chế lây nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh cần phải biết để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

Phòng ngừa vi khuẩn Hp lây nhiễm
Cách phòng ngừa và hạn chế lây nhiễm vi khuẩn Hp đó là tránh ăn những thực phẩm ăn nhanh

Vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường là một trong những yếu tố thiết yếu trong việc phòng ngừa và kiểm soát vi khuẩn Hp lây nhiễm:

  • Người bệnh nên ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh trong nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày. Không nên dùng nước ao, hồ tồn đọng, bởi vi khuẩn HP có thể tồn tại trong đó với khoảng thời gian dài hơn 3 ngày. Bởi theo thống kê tại Peru, trẻ em uống nước bên ngoài có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp cao gấp 3 lần so với những đứa trẻ uống nước máy.
  • Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá mặn, nhất là thực phẩm nhiều muối hoặc thịt cá xông khói, mắm,… nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp. Mặt khác, nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp, tuyệt đối không nên nhai mớm thức ăn cho con, tránh lây nhiễm.
  • Bên cạnh đó, các bạn hạn chế hoặc không nên ăn thức ăn trên vỉa hè hoặc đồ ăn nhanh, bởi chúng không đảm bảo vệ sinh và không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
  • Điều đặc biệt quan trọng đó là vi khuẩn Hp lây nhiễm qua phân, do đó, các bạn nên vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng có tính sát khuẩn sau khi đi vệ sinh xong và trước khi ăn.
  • Không nên dùng chung dụng cụ cá nhân với những người bị nhiễm bệnh và xử lý, khử trùng ngay các bệnh phẩm của người bệnh như cao răng, nôn ói,… Đồng thời, không nên gắp thức ăn cho người khác hoặc không để người khác gắp thức ăn cho bạn, đặc biệt không nên chọc ngoáy trong thức ăn. Bởi đây chính là tác nhân khiến vi khuẩn lây nhiễm nhiều nhất.
  • Đối với trường hợp, người bị viêm loét dạ dày hoặc gia đình có người thân mắc bệnh về dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, tốt nhất các bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị theo phác đồ dùng thuốc kháng sinh.
  • Đối với người bị nhiễm vi khuẩn Hp để bệnh mau khỏi, điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đề ra là điều cần thiết.

Tóm lại, vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm rất cao từ người này sang người khác qua nhiều con đường khác nhau. Do đó, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, các bạn tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ kết hợp chế độ ăn uống, thể thao điều độ. Đồng thời, tiến hành thăm khám thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hạ Vũ (Tổng hợp)

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ rất nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, hết lòng vì người bệnh

Top Bác Sĩ Dạ Dày Giỏi, Cực "Mát Tay", Nhiều Người Tin Tưởng - Thông Tin Liên Hệ

Xem ngay

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.