Đau vùng thượng vị khó thở triệu chứng không nên chủ quan

Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi ức, khi bị đau vùng thượng vị khó thở có khi là cấp tính, có khi là âm ỉ nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tuần tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh.

Đau vùng thượng vị khó thở là bệnh gì?

Phần lớn những bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau vùng thượng vị khó thở đều nghĩ rằng mình đang mắc phải các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, đau thượng vị kèm với triệu chứng khó thở cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý khác như gan, mật, tuyến tụy, ung thư… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, cụ thể như:

1. Các bệnh liên quan đến dạ dày

Có thể nói, đau thượng vị là một hiện tượng báo hiệu cho bạn biết mình đang mắc phải một chứng bệnh tiêu hóa nào đó như: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm xung huyết, viêm hang vị dạ dày… Những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị đau vùng thượng vị kèm theo khó thở đó là:

Đau vùng thượng vị khó thở

Đau thượng vị khó thở có thể do các chứng bệnh về đường tiêu hóa

+ Có dấu hiệu buồn nôn, bị nôn: Người bệnh ít khi cảm thấy đói, thậm chí không thèm ăn, cơ thể suy nhược, xanh xao, ăn xong luôn cảm thấy buồn nôn, khó thở.

+ Có cảm giác đau lan tỏa lên ngực, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu.

2. Áp xe gan, viêm gan

Áp xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to do ứ máu ở gan và gây đau vùng thượng vị. Ngoài ra, người bệnh còn có những triệu chứng khác như: Sốt cao 39-40 độ, ớn lạnh, đau bụng dữ dội. Do gan bị sưng to nên làm cho người bệnh có cảm giác căng tức, nặng ở vùng sườn bên phải. Cũng do gan to đẩy cơ hoành lên cao bệnh nhân cũng có hiện tượng khó thở.

Đau vùng thượng vị khó thở do áp xe gan

Đau vùng thượng vị khó thở do áp xe gan gây ra

Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Vỡ ổ áp xe gan, khi ổ áp xe gan ở bên trái bị vỡ thì nó có thể vỡ vào màng tim, người bệnh có triệu chứng đột ngột khó thở, vã mồ hôi, da tím tái, có thể tử vong vì bị ép tim cấp.

3. Đau vùng thượng vị khó thở do sỏi mật

Sỏi mật được hình thành chủ yếu do sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, muối canxi, billirubin. Các yếu tố gây bệnh có thể là do: Di truyền, giới tính (phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn nam giới), thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, ngồi nhiều, chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, ăn uống quá nhiều cholesterol.

Đau vùng thượng vị khó thở

Đau vùng thượng vị khó thở do sỏi mật

Các triệu chứng điển hình của bệnh như: Đau vùng thượng vị khó thở, đau bụng vùng mạn sườn, rối loạn tiêu hóa, vàng da, sốt.

Sỏi mật là căn bệnh mãn tính và có khả năng tái phát rất cao sau phẫu thuật. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng nghi ngờ bệnh thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, tránh để lâu nguy hiểm.

4. Viêm tụy gây nên triệu chứng đau vùng thượng vị khó thở

Bệnh viêm tụy là tình trạng viêm xảy ra một cách đột ngột của tuyến tụy. Tuyến tụy trong cơ thể tuy là nhỏ so với các bộ phận khác, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa đường Glucose. Bệnh có hai dạng đó là viêm tụy cấp tính và viêm tụy mãn tính.

Đau vùng thượng vị khó thở

Trường hợp mắc bệnh viêm tụy do sỏi mật

Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy bao gồm: Nghiện rượu, hút quá nhiều thuốc lá, mắc bệnh sỏi mật, xơ nang, phẫu thuật ổ bụng, do sử dụng một số loại thuốc, di truyền, nhiễm trùng, tăng triglyceride, nồng độ canxi cao trong máu có thể do một tuyến cận giáp hoạt động quá mức, do chấn thương ở bụng.

Khi mắc bệnh người bệnh thường có những triệu chứng: Đau vùng thượng khó thở, đau bụng lan ra sau lưng và có cảm giác tồi tệ hơn sau khi ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, tăng nhịp tim.

Như vậy có thể nói, triệu chứng đau thượng vị khó thở là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số chứng bệnh nguy hiểm. Khi thấy những triệu chứng này bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh nặng nguy hiểm.

Cần làm gì khi bị đau vùng thượng vị khó thở?

Ngoài việc thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý và thực hiện tốt những điều cơ bản sau đây:

Đau vùng thượng vị khó thở

Hỗ trợ khắc phục bệnh bằng chế độ ăn uống khoa học

+ Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học: Tránh những thức ăn cay nóng, thức ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

+ Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.

+ Nên sử dụng dầu thực vật, vì dầu thực vật hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp dạ dày không phải làm việc khá nhiều, từ đó chứng đau thượng vị cũng thuyên giảm.

+ Uống nước ấm: Khi bị đau thượng vị, khó thở bạn có thể uống các loại nước có vị ấm như nước gừng, trà gừng, trà bạc hà, quế.

+ Uống nhiều nước ép trái cây, rau củ, những chất dinh dưỡng co trong nước trái cây sẽ giúp hấp thụ nhanh các chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng giúp khôi phục, đẩy lùi bệnh tật.

+ Bổ sung thực phẩm tươi mát, đặc biệt là các loại quả như táo, lê, quýt.

Trên đây là giải đáp thắc mắc khi bị đau vùng thượng vị khó thở có thể mắc bệnh gì và nên làm gì khi gặp phải triệu chứng này? Mọi người có thể tham khảo để biết rõ hơn, từ đó biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tốt hơn.

Chuyên gia tư vấn chữa bệnh dạ dày an toàn hiệu quả trên VTV2 – Vì sức khỏe người Việt

→ BẠN NÊN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.